Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 21/09/2017 - 11:08
Việc Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) nắm cả chục ngàn mét vuông đất vàng và không được định giá khi cổ phần hóa đang được đặt câu hỏi liệu có phải là lý do khiến một nhà đầu tư ngoài ngành rót tiền mua cổ phần và dẫn đến hàng loạt trục trặc về sau.
Lùm xùm quanh vụ việc VFS vẫn chưa kết thúc.
Hơn một năm sau cổ phần hóa, cuộc sống của các nghệ sĩ thuộc Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) vẫn không thể ổn định. Mâu thuẫn giữa Ban lãnh đạo mới sau khi Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) mua VFS và các nghệ sĩ chưa có hồi kết.
Trục trặc bắt đầu xảy ra sau khi Hãng phim Truyện Việt Nam tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và Tổng công ty Vận tải thủy trở thành cổ đông lớn nhất, với tỷ lệ sở hữu lên tới 65% cổ phần.
Không khó để lý giải tại sao Vivaso lại mua một doanh nghiệp thua lỗ triền miên trong nhiều năm liền, lỗ và nợ lũy kế đến hàng chục tỷ đồng và không được các nhà đầu tư nhỏ lẻ hào hứng.
Theo kế hoạch IPO, tỷ lệ chào bán cho các nhà đầu tư nhỏ rất ít, khoảng 10%. Đây là tỷ lệ rất thấp. Trong khi đó, một phần rất lớn bán cho Vivaso.
Trên thực tế, Vivaso mua VFS ở mức giá khá hấp dẫn. Với 5 triệu cổ phiếu và giá bán xấp xỉ mệnh giá, VFS có giá trị chỉ khoảng 50 tỷ đồng. Trong khi, theo Quyết định 4126/QĐ-BVHTTDL ngày 26/11/2015 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tổng giá trị thực tế của Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam tại thời điểm 30/9/2014 là hơn 91,7 tỷ đồng.
Đó là chưa kể đến thương hiệu và đất đai. Trong bản kết quả xác định giá trị DN, hãng phim có tuổi đời 50 năm không được định giá thương hiệu. Bên cạnh đó, hơn 1,4 hecta đất do VFS sử dụng vài chục năm qua không được tính vào giá trị doanh nghiệp khi CPH.
Trong đó, khu đất số 4 Thụy Khuê, với gần 5.450m2 thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội được xem là đất vàng, với giá trị theo giá thị trường có thể lên tới cả ngàn tỷ đồng. VFS còn đang sử dụng khu đất hơn 900m2 tại ngõ 151 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội làm khu chứa đạo cụ, đoàn xe; khu đất gần 6.400m2 tại Đông Anh làm nơi để vật liệu nổ, đạo cụ, trường quay phim và hơn 1,2 ngàn m2 tại Quận 1 làm chi nhánh tại TPHCM.
Khu đất số 4 Thụy Khuê tại Hà Nội là đất thuê, đã hết hiệu lực hợp đồng từ năm 2003 và chưa có hợp đồng mới, nhưng công ty vẫn đang sử dụng làm trụ sở, còn một phần cho thuê lại. Đất tại TPHCM cũng là đất thuê, nhưng cũng đã được xây dựng và khai thác cho thuê.
Vivaso được biết đến là một doanh nghiệp vận tải thủy. Tuy nhiên, đứng đằng sau là một ông lớn trong ngành xây dựng. Công ty Liên hợp Xây dựng Vạn Cường (Vạn Cường) hiện là cổ đông lớn của Vivaso. Công ty này do ông Nguyễn Thủy Nguyên là chủ tịch.
Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) là hãng phim nhà nước được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật.
Theo V. Hà/VNN
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/lo-dien-nhung-lo-dat-vang-hang-phim-truyen-viet-nam-nam-giu-399810.html
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình