Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 24/04/2018 - 10:08
(Thanh tra)- Thị trường bất động sản (BĐS) tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) vốn đã trải qua nhiều cơn “nóng”, “lạnh”, nhưng đỉnh điểm “cơn sốt đất” phải kể từ tháng 6/2017 đến nay, khi có tin Phú Quốc sẽ trở thành đặc khu kinh tế với nhiều ưu đãi đặc biệt.
Nhan nhản chợ BĐS dọc đường. Ảnh: Trần Quý
Có mặt tại huyện đảo Phú Quốc vào một ngày trung tuần tháng 4, đi đến đâu chúng tôi cũng thấy người người, nhà nhà nói đến chuyện mua, bán, chuyển nhượng đất đai. Dọc đường từ Sân bay Phú Quốc đến thị trấn Dương Đông, chạy qua tỉnh lộ 36 đến thị trấn An Thới và cả những ngõ, ngách, đâu đâu cũng trưng bày biển hiệu dịch vụ mua bán đất đai.
Trong vai một khách hàng cần mua đất, chúng tôi ghé vào một quán nước trên đường 30/4, thị trấn Dương Đông. Chưa gọi được cốc nước mà đã thấy 5 - 6 người mời chào mua đất. Một “cò đất” tên Hải nhanh nhẹn giới thiệu: Các anh đang muốn đầu tư loại đất nào chúng tôi cũng sẵn sàng đáp ứng: Đất nền, đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), đất nền tái định cư, đất nông nghiệp, đất rừng… “Cái cốt yếu vẫn là giá cả”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, hiện BĐS tại Phú Quốc biến động hàng giờ, nếu muốn mua mà không xuống cọc là mất luôn. “Cuối năm 2017, một suất đất khoảng 350m2 tại khu biệt thự Bãi Trường, thị trấn Dương Đông chỉ có 2 tỷ đồng, thì nay đã lên tới 17 tỷ đồng nhưng cũng không có mà mua”, ông Hải nói.
Một “cò đất” khác tên Thảo có vẻ thông thạo về đất rừng cho biết, đầu năm 2018, ông mua 2 công đất trồng cây lâu năm (1 công đất bằng 1.000m2) tại khu cafe Chồn, thị trấn Dương Đông có giá 5 tỷ đồng (đất chưa có sơ đồ), nay đã có người trả đến 30 tỷ đồng nhưng ông chưa bán.
Đâu đâu cũng thấy san gạt mặt bằng để chia lô, bán nền. Ảnh: Trần Quý
Theo ông Thảo, nếu 2 công đất này mà được các cơ quan chức năng đo vẽ sơ đồ thì sẽ có giá trên 50 tỷ đồng, còn nếu được cấp sổ đỏ thì… vô giá.
Theo quan sát của chúng tôi, những khách hàng vào quán nước này đều giao dịch BĐS. Nhiều kèo mua bán được thực hiện “tiền tươi” ngay tại quán nước trị giá hàng tỷ đồng.
Đối diện quán nước là Phòng Công chứng Phú Quốc cũng người ra, vào tấp nập để chứng thực mua, bán đất đai.
BĐS không chỉ “nóng” ở thị trấn Dương Đông mà tất cả mọi nơi trên đảo Phú Quốc đều “nóng”. Một chủ doanh nghiệp tên Nam chuyên san lấp mặt bằng, nhưng từ khi BĐS “nóng” đến nay, anh dành nhiều thời gian cho việc môi giới BĐS.
Theo anh Nam, năm 2016, một suất đất tái định cư (mới chỉ có phiếu) có diện tích trên dưới 160m2 tại khu tái định cư Suối Lớn, xã Dương Tơ có giá 200 triệu đồng/phiếu (suất), nhưng thời điểm hiện tại là 1,8 tỷ đồng/phiếu. Nếu đóng thuế đất và các thủ tục để có sổ đỏ phải lên tới 2,5 tỷ đồng/suất.
“Đất phân nền có sổ đỏ tại Khu Tượng đài Liệt sĩ, thị trấn An Thới, cách tỉnh lộ 46 hơn 200m, một suất 240m2, năm 2016 có giá 600 triệu đồng, nay đã lên tới 2,5 tỷ đồng/suất”,anh Nam cho biết.
Trên tuyến đường tránh thị trấn Dương Đông, giá đất mặt tiền thời điểm cuối năm 2016 chỉ khoảng 3,5 tỉ đồng/công, hiện vọt lên 17 tỉ đồng/công, nhiều chỗ có giá cao hơn. Các nơi khác, đất trồng cây lâu năm giá dao động từ 2,5 - 3,5 tỉ đồng/công, thậm chí có chỗ 4,5 tỷ đồng/công. Đáng chú ý là, các thửa đất hướng ra mặt biển, hiện 1 công đất tại khu vực Cửa Lấp (xã Dương Tơ) đã lên đến mức 52 tỷ đồng.
Theo giới “cò đất”, từ giữa năm 2017 đến nay, đất trên đảo Phú Quốc tăng giá từ 80 - 90% so với bình thường. Nguyên nhân được cho là có nhiều “đại gia” từ đất liền ra Phú Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư; “cò đất” từ các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và Gia Lai, Đắk Lắk… đổ xô ra đảo săn lùng đất, khiến thị trường BĐS ở đây nóng lên từng giờ.
Đất rừng cũng đã được chia lô, xây nhà. Ảnh: Trần Quý
Một tay “cò đất” có tiếng ở Phú Quốc cho biết, giá đất ở đây hiện rất cao, nhất là đất trên trục đường chính. Hiện giá đất trên trục đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Dương Đông có giá từ 150 - 160 tỷ đồng/công.
Theo ghi nhận của PV, việc giao dịch, mua bán đất ngoài luồng phần lớn tập trung tại các quán cà phê thông qua "cò đất", giao dịch qua điện thoại. Chợ BĐS hình thành khắp mọi nơi, tất cả các loại đất trên đảo đều được đem ra giao dịch từ đất đồi, đất rừng, đất ven biển, đất nền... theo phương thức “thuận mua - vừa bán”. Những tấm bảng mua - bán kèm nội dung, số điện thoại liên hệ... treo nhan nhản từ trung tâm thị trấn Dương Đông lên Bắc đảo và xuống Nam đảo.
Trước những biến động về BĐS bất thường trong thời gian qua, UBND huyện Phú Quốc khuyến cáo, người dân nên bình tĩnh, suy tính trước khi quyết định mua, bán đất, không chạy theo cơn sốt giá để tránh tình trạng "mua bằng mọi giá" vì kiểu giao dịch ngoài luồng, "tự phát" hiện nay dễ dẫn đến "tiền mất tật mang" bởi nhiều vị trí đã được quy hoạch, không phải nơi nào cũng cho phép xây dựng nhà hàng, khách sạn hay làm điểm du lịch, kinh doanh dịch vụ…
Kỳ II: Những hệ lụy khôn lường
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Nam Dũng
12:43 11/12/2024T.T
22:35 10/12/2024T.T
22:11 10/12/2024Thanh Giang
19:09 10/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà