Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kinh doanh bất động sản và những quy định mới

Thứ bảy, 19/10/2013 - 15:36

(Thanh tra) - Ngày 25/9/2013, Bộ Xây dựng có Dự thảo lần 5 Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Theo đó, sẽ có thêm nhiều đề xuất mới so với Luật Kinh doanh bất động sản 2006…

Điều kiện hoạt động kinh doanh

Để tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS), Bộ Xây dựng đã đề xuất quy định chặt chẽ hơn về điều kiện đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh loại hình này.

Các tổ chức, cá nhân khi kinh doanh BĐS phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có vốn pháp định, và đăng ký kinh doanh BĐS theo quy định của pháp luật. Việc xác nhận vốn pháp định của doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã và đăng ký kinh doanh.

Dự thảo nêu rõ, Chính phủ quy định cụ thể về vốn pháp định cho phù hợp điều kiện phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ.

Tương tự, tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ BĐS cũng phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, đăng ký kinh doanh dịch vụ BĐS theo quy định của pháp luật.

Theo dự thảo, thay vì chỉ cần có chứng chỉ như hiện nay, tổ chức khi kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS phải có ít nhất 2 người có Thẻ hành nghề môi giới BĐS; khi kinh doanh dịch vụ định giá BĐS phải có ít nhất 2 người có Thẻ hành nghề định giá BĐS; khi kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS phải có ít nhất 2 người có Thẻ hành nghề môi giới BĐS, nếu có dịch vụ định giá BĐS thì phải có ít nhất hai người có Thẻ hành nghề định giá BĐS.

Cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và có Thẻ hành nghề môi giới BĐS (hiện nay chỉ cần chứng chỉ môi giới BĐS). 

Các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động kinh doanh BĐS, kinh doanh dịch vụ BĐS, theo dự thảo cũng được thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; quỹ đầu tư nước ngoài; chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam được thuê, được mua và sở hữu diện tích văn phòng để làm việc, để cho thuê; được mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Điều kiện bất động sản đưa vào kinh doanh

Theo dự thảo, nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có các điều kiện sau đây: Thuộc đối tượng được phép kinh doanh; đối với nhà, công trình xây dựng mới phải bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về xây dựng; đối với nhà, công trình xây dựng đã qua sử dụng thì yêu cầu về chất lượng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng; không có tranh chấp về quyền sở hữu; không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đồng thời, nhà, công trình xây dựng phải có hồ sơ. Cụ thể: Đối với nhà, công trình xây dựng đã có sẵn thì phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất gắn với nhà, công trình xây dựng đó. 

Đối với nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì phải có hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Bên cạnh đó, quyền sử dụng đất đưa vào kinh doanh phải có các điều kiện sau: Thuộc đối tượng được phép kinh doanh; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; không có tranh chấp về quyền sử dụng đất; trong thời hạn sử dụng đất; không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Công khai thông tin

Theo dự thảo, thông tin về BĐS được công khai tại dự án BĐS, trụ sở làm việc, và trang tin điện tử (website) của chủ đầu tư. Trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch thì còn phải công khai tại sàn giao dịch và trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Nội dung thông tin công khai về BĐS bao gồm: Loại BĐS; vị trí BĐS; thông tin  về quy hoạch có liên quan đến BĐS; quy mô, diện tích của bất động sản; đặc điểm, tính chất, công năng sử dụng, chất lượng của BĐS; thực trạng các công trình hạ tầng, các dịch vụ về kỹ thuật và xã hội có liên quan đến BĐS; tình trạng pháp lý của BĐS bao gồm: Hồ sơ, giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng BĐS và giấy tờ có liên quan đến việc tạo lập BĐS; lịch sử về sở hữu, sử dụng BĐS; giá bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua BĐS…


Thủy Thụy

 
Người nước ngoài được mua nhà khi nhập cảnh vào Việt Nam

Bộ Xây dựng vừa có Dự thảo nghị quyết về việc cá nhân, tổ chức nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Theo Dự thảo, cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, được mua và sở hữu nhà ở Việt Nam. Tổ chức nước ngoài được mua nhà khi có nhu cầu về nhà ở cho những người đang làm việc tại tổ chức đó ở. Theo quy định hiện hành, cá nhân nước ngoài phải cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên, với tổ chức thì phải có giấy chứng nhận đầu tư còn thời hạn từ một năm trở lên mới được mua nhà ở tại Việt Nam.

Theo quy định hiện hành, cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được mua và sở hữu căn hộ chung cư, thì nay được mua và sở hữu là căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thương mại, bao gồm cả nhà biệt thự và nhà ở liền kề. Đồng thời được sở hữu nhà không quá 50 năm và có thể được gia hạn thêm. Theo quy định hiện hành, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà trong thời hạn 50 năm.

Bộ Xây dựng cho biết, ngoài những vấn đề trên, hiện còn một số hạn chế khác khiến nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài ngại mua nhà ở Việt Nam. Đó là chủ sở hữu nhà ở là cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được sử dụng nhà ở vào mục đích để ở, không được cho thuê, không được kinh doanh như cá nhân trong nước. Đặc biệt, những trường hợp phải di chuyển do làm việc tại nhiều nơi khác nhau lại không được cho thuê, hoặc kinh doanh nhà ở đã mua khi họ tạm thời không có nhu cầu sử dụng. 

Ngoài ra, quy định tại một thời điểm cá nhân người nước ngoài chỉ được sở hữu một căn hộ chung cư cũng làm hạn chế sức mua nhà của người nước ngoài. Mặt khác, giá nhà ở tại Việt Nam trong thời gian qua tương đối cao nên nhiều trường hợp các tổ chức, cá nhân nước ngoài đã chọn phương án thuê nhà ở thay vì mua nhằm giảm chi phí.

PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm