Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 23/04/2018 - 11:02
Cục Viễn thông thừa nhận, có tình trạng nhân viên nhà mạng lấy số CMTND khách hàng để kích hoạt sim bán cho người khác.
Người người chen chúc chờ đợi để được đăng ký tại một điểm giao dịch ở thành phố Vinh.
Chỉ còn 2 ngày nữa Nghị định 49/2017/NĐ-CP về thuê bao di động sẽ có hiệu lực, nếu khách hàng không làm các thủ tục đăng ký thông tin, các nhà mạng sẽ cắt liên lạc thuê bao di động, vì vậy, theo phản ánh của PV VOV, hàng ngàn chủ thuê bao di động ở Nghệ An rất lo lắng và chen chúc tại các điểm đăng ký trong không khí ngột ngạt oi bức.
Theo quy định, tất cả thuê bao di động đều phải có thông tin chính xác, họ và tên, CMND, ngày cấp và nơi cấp, bao gồm cả thông tin về đối tượng sử dụng số thuê bao đó và ảnh chụp ảnh chân dung của chủ thuê bao; Quy định sẽ có hiệu lực từ ngày 24/4/2018. Nếu như, các cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo.
Vì vậy, liên tục trong các ngày hôm qua và hôm nay, hàng ngàn người chen chúc, chờ đợi làm các thủ tục đăng ký tại các điểm giao dịch của các nhà mạng, nên dẫn đến quá tải. Nhiều người đã tiến hành đăng ký trên mạng theo hướng dẫn của Viettel và Vinaphone, gửi 1414 nhưng không có hồi đáp nên lại đành phải ra các điểm giao dịch. Đến nay ở Nghệ An vẫn còn hàng ngàn thuê bao chưa thể đăng ký kịp các thông tin cần thiết theo quy định và tỏ ra lo lắng sẽ bị nhà mạng cắt liên lạc một chiều.
38 triệu thuê bao thông tin đăng ký chưa chính xác
Báo Tiền Phong cho biết, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông thừa nhận, có tình trạng nhân viên nhà mạng lấy số CMTND khách hàng để kích hoạt sim bán cho người khác. Số khách hàng rơi vào trường hợp này sẽ rất lớn bởi có tới 38 triệu thuê bao có thông tin đăng ký chưa chính xác.
Giải thích nguyên nhân của tình trạng này, đại diện Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, quá trình kiểm tra phát hiện thực tế, vì lợi nhuận, doanh thu và cũng vì tổ chức thực thi chưa thật nghiêm nên một số nhân viên của các doanh nghiệp và đặc biệt các đại lý phân phối sim thẻ, điểm đăng ký thông tin thuê bao đã giả mạo thông tin thuê bao, lấy chứng minh nhân dân của người này gắn vào số thuê bao bán cho người khác mà không cần có người thực đến đăng ký sử dụng dịch vụ. Thậm chí, đại lý, nhân viên nhà mạng còn sử dụng phần mềm, công nghệ để tạo ra chứng minh nhân dân giả, để hoà mạng các sim di động. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc một số cá nhân khi kiểm tra thông tin thuê bao sẽ phát hiện mình là chủ thuê bao của nhiều số mà thực tế họ không đăng ký.
Về số lượng khách hàng rơi vào tình trạng vô tình là chủ sim “ma”, Cục Viễn thông thừa nhận, con số sẽ rất lớn bởi khi triển khai Nghị định 49 có tới 38 triệu thuê bao có thông tin cá nhân không chính xác, tức là số thuê bao của họ đang đứng tên người khác. Khi một (trong 38 triệu thuê bao) không đứng tên mình đồng nghĩa với việc một khách hàng nào đó sẽ là chủ số thuê bao mà họ không sử dụng, không biết đến.
Thừa nhận có tình trạng khách hàng bỗng dưng thành chủ sim lạ song các nhà mạng từ chối chia sẻ nguyên nhân. Viettel cho biết, Nghị định 49/2017/NĐ-CP có hiệu lực là cơ hội để các doanh nghiệp và khách hàng rà soát, chuẩn hóa thông tin thuê bao, tránh trường hợp khách hàng phải đứng tên những thuê bao không mong muốn. Viettel sẽ hỗ trợ khách hàng xác nhận và chỉ giữ lại những thuê bao khách hàng đang sử dụng thực sự. Đại diện MobiFone xác nhận, vì hiện trạng nói trên (khách hàng là chủ thuê bao lạ), Bộ đã kịp thời ban hành Nghị định 49 để xử lý tình trạng này. Khi tất cả các thuê bao hòa mạng mới đều được đăng ký đầy đủ thông tin theo quy định của Nghị định 49 sẽ hết hiện tượng này. Vì vậy, nếu khách hàng phát hiện mình đang đứng tên thuê bao lạ, vui lòng liên hệ với MobiFone để được kiểm tra, hướng dẫn cách xử lý theo quy định.
Sẽ thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao
Theo Cục Viễn thông, để hạn chế tình trạng trên, bên cạnh Nghị định 49, thời gian tới, Thanh tra Bộ sẽ phối hợp các Sở Thông tin và Truyền thông triển khai kế hoạch thanh tra diện rộng công tác quản lý thông tin thuê bao trên phạm vi toàn quốc để xử lý theo quy định của pháp luật và công khai kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cục Viễn thông cũng cho biết, Bộ đã trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định sửa đổi Điều 30 Nghị định 174/2013/NĐ-CP) trong đó tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm có liên quan.
Cục Viễn thông đề nghị khách hàng kiểm tra thông tin thuê bao (nhắn tin theo cú pháp TTTB tới số 1414 hoặc tra trên trang thông tin của doanh nghiệp) và thực hiện cập nhật lại thông tin thuê bao, giao kết lại hợp đồng theo đúng quy định. Trường hợp phát hiện thông tin cá nhân của mình đang được sử dụng bởi người khác, có quyền yêu cầu doanh nghiệp viễn thông chấm dứt hợp đồng sử dụng số thuê bao đó. Sau khi nhận được yêu cầu của cá nhân, các doanh nghiệp viễn thông sẽ có các quy trình để rà soát, xác minh ai là người đang sử dụng số thuê bao để yêu cầu cập nhật lại thông tin bảo đảm chính xác./.
Theo PV/VOV.VN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.
Cao Sơn
08:06 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh