Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giải ngân kế hoạch vốn 2 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ

Trần Quý

Thứ sáu, 03/03/2023 - 21:44

(Thanh tra) - Bộ Tài chính hôm nay (3/3) cho biết, tỷ lệ ước giải ngân 2 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 6,55% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 6,97%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (8,61%).

Giải ngân kế hoạch vốn 2 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ. Ảnh: TQ

Trong đó, vốn trong nước đạt 7,24% (cùng kỳ năm 2022 đạt 9,22%), vốn nước ngoài đạt 0,40% (cùng kỳ năm 2022 đạt 0,20%).

10 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 10%. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Điện Biên (23,44%), Tiền Giang (21,04%), Lâm Đồng (20,31%).

50/52 bộ và 19/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 5%, trong đó có 44 bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn.

Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân dẫn đến giải ngân nguồn vốn chậm là do trong tháng 2/2023, các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương đang tập trung triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án và đang hoàn thiện thủ tục đầu tư để giải ngân kế hoạch vốn nên tỷ lệ giải ngân đạt thấp.

Tình hình phân bổ và kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Bộ Tài chính cho biết, tổng kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023 là 764.384,061 tỷ đồng (vốn trong nước 735.384,06 tỷ đồng, vốn nước ngoài 29.000 tỷ đồng).

Trong đó, kế hoạch vốn đã giao 751.496,873 tỷ đồng (vốn trong nước 723.521,873 tỷ đồng, vốn nước ngoài 27.975 tỷ đồng); kế hoạch vốn chưa giao 12.887,188 tỷ đồng.

Đến nay còn 26/49 bộ, cơ quan Trung ương và 50/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Ảnh: TQ

Kế hoạch vốn đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao 707.044,198 tỷ đồng (bao gồm vốn ngân sách Trung ương (NSTW) 363.763,156 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương (NSĐP) 343.281,042 tỷ đồng), trong đó:

Vốn trong nước 679.069,198 tỷ đồng, trong đó: Các bộ, cơ quan Trung ương 182.395,545 tỷ đồng; các địa phương 496.673,653 tỷ đồng; (trong đó vốn cân đối NSĐP 343.281,042 tỷ đồng, vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực 129.175,799 tỷ đồng, vốn chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) 24.216,812 tỷ đồng).

Vốn nước ngoài 27.975,000 tỷ đồng (trong đó, các bộ, cơ quan Trung ương 11.858,314 tỷ đồng; các địa phương 16.116,686 tỷ đồng).

Kế hoạch vốn NSTW chưa được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao 12.887,188 tỷ đồng. Bao gồm, vốn trong nước 11.862,188 tỷ đồng; (vốn NSTW 11.679,000 tỷ đồng; vốn CTMTQG 183,188 tỷ đồng); vốn nước ngoài (CTMTQG xây dựng nông thôn mới) 1.025 tỷ đồng).

Kế hoạch vốn cân đối NSĐP năm 2023 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến thời điểm báo cáo) là 44.452,675 tỷ đồng.

Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 của 49/52 bộ, cơ quan Trung ương và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Còn lại 3 bộ, cơ quan trung ương (gồm Bộ Y tế, Kiểm toán Nhà nước, Tổng Công ty Thuốc lá) Bộ Tài chính chưa nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023.

Trong số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 26/49 bộ, cơ quan Trung ương và 50/63 tỉnh, thành phố chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm