Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 23/07/2015 - 06:22
(Thanh tra)- Nhập khẩu thức ăn dùng cho chăn nuôi ngày càng tăng, giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) cao đang là thách thức với người dân cũng như Chiến lược Phát triển chăn nuôi đến năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đề ra. Do vậy, cần có giải pháp hữu hiệu chủ động nguồn thức ăn được sản xuất trong nước.
Nếu không chủ động được TĂCN thì tỷ trọng chăn nuôi sẽ khó đạt mục tiêu đề ra. Ảnh: Trần Quý
Chiến lược Phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng 42% trong cơ cấu giá trị ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, mục tiêu đó khó có thể đạt được nếu ngay từ bây giờ không kịp thời xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu TĂCN một cách ổn định.
Theo Tổng cục Hải quan, riêng năm 2014, Việt Nam đã chi trên 3 tỷ USD nhập khẩu thức ăn và nguyên liệu sản xuất TĂCN. Hiện nay, theo tính toán của Bộ Công thương, giá sản phẩm thức ăn và nguyên liệu TĂCN khi đến tay người chăn nuôi đã “đội” lên cao rất nhiều do nguyên liệu của ngành TĂCN chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. So với các nước trong khu vực, giá thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn khoảng 15 - 20%, dẫn đến các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam khó cạnh tranh.
Trong sản xuất TĂCN, ngoài các nguyên liệu khác thì ngô và đậu tương luôn chiếm vai trò quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, hai thứ nguồn nguyên liệu này của Việt Nam đang được coi là đang khan hiếm và chưa chủ động được.
Chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay, việc nhập khẩu ngô của Việt Nam đã tăng kỷ lục, đạt 3,27 triệu tấn với kim ngạch nhập khẩu 744 triệu USD. Theo dự báo của Tập đoàn Bunge (Mỹ) - doanh nghiệp chuyên cung cấp TĂCN - hàng năm nhu cầu nhập khẩu ngô của Việt Nam tăng khoảng 3,5 - 4 triệu tấn. Với diễn biến thời tiết và tình hình canh tác như hiện nay, dự kiến con số này sẽ còn tăng thêm.
Tương tự ngô, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã phải nhập khẩu gần 950.000 tấn đậu tương với giá trị 438 triệu USD.
Thiếu trầm trọng về ngô, đậu tương để làm nguyên liệu chế biến TĂCN nhưng có một nghịch lý là hiện nay diện tích gieo trồng hai loại cây này lại đang giảm mạnh. Theo thống kê, ngay như vụ Đông - Xuân năm nay, ngô đã giảm tới 29.600ha, chỉ còn 580.000ha với sản lượng chỉ đạt 2,5 triệu tấn. Đậu tương giảm chỉ còn 69.000ha với sản lượng vỏn vẹn trên 77.000 tấn.
Để khắc phục việc suy giảm diện tích, Bộ NN&PTNT đã có nhiều chủ trương, trong đó đáng chú ý nhất là việc chuyển đổi 200 nghìn ha trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, đậu tương… Tuy nhiên, trong việc chuyển đổi này, một trong những nguyên nhân khiến bà con nông dân chưa mặn mà vì năng suất các giống ngô trong nước còn thấp. Hiện nay, trung bình năng suất ngô chỉ đạt 4,4 - 4,6 tấn/ha, thấp hơn cả lúa. Trong khi đó, theo tính toán năng suất ngô tối thiểu phải đạt 6 tấn/ha trở lên với giá bán 5.000 đồng/kg người dân mới có lãi.
Song song với đó, Bộ NN&PTNT đã đưa một số giống ngô biến đổi gen được công nhận vào một số địa phương để canh tác, với mục đích tạo năng suất, thu nhập cho bà con nông dân và cái quan trọng là bù đắp nhanh nguồn nguyên liệu đang thiếu hụt. Theo đánh giá, đây là những giống ngô có tiềm năng năng suất cao, có thể đạt từ 8 - 12 tấn/ha.
Để giải bài toán về thiếu hụt TĂCN, nhiều giống cây trồng biến đổi gen trong đó có ngô được đưa vào một số vùng miền đã phát huy hiệu quả như khu vực xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Theo ông Lê Thanh Hải - cán bộ khuyến nông xã Sơn Hùng, so với giống truyền thống, ngô chuyển gen sau khi thu hoạch có thể đạt từ 6 - 8 tấn/ha, cao hơn so với ngô truyền thống từ 1 - hơn 2 tấn/ha. Sau thời gian tham gia khảo nghiệm mô hình giống ngô chuyển gen đã giúp nông dân vừa tiết kiệm được công lao động, chi phí mua thuốc trừ sâu, ruộng đồng vừa được bảo vệ khỏi các ảnh hưởng do sâu hại cắn phá và cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải