Theo dõi Báo Thanh tra trên
Linh Sudan
Thứ tư, 28/08/2024 - 15:30
(Thanh tra) - Trong dòng chảy 4.0, Đắk Lắk đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số hướng đến nông thôn mới thông minh. Đây được coi là xu thế tất yếu, bắt buộc mở ra không gian phát triển mới, góp phần quan trọng đưa Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Mô hình trồng nấm dưới mái năng lượng mặt trời theo hướng tuần hoàn, với quy trình sản xuất được thiết kế một chiều tại Công ty Cổ phần Thực phẩm xanh Thành Đồng (thôn 6, xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột). Ảnh: Nam Sudan
Tăng lợi nhuận nhờ số hóa
Nông nghiệp Đắk Lắk đã có những chuyển biến tích cực trong chuyển đổi số, trong đó phải kể đến nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã sử dụng thiết bị điện tử để cung cấp dịch vụ, bán các sản phẩm nông sản.
Dẫn chứng cho sự “lấn sân” mạnh mẽ và thành công sang “cuộc chơi số” có thể nhắc đến cô gái Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1994) ở xã Cư Dliê Mnông, huyện Cư M'gar. Nắm bắt được xu thế của giới trẻ trên mạng xã hội và nhanh nhạy trong ứng dụng công nghệ, Hà đã quay lại những hoạt động quen thuộc của nhà nông khi đi làm cùng bố mẹ. Sau đó, cô đã dựng thành các video và đăng tải trên nền tảng mạng xã hội TikTok với tên Hana Ban Mê nhằm chia sẻ với mọi người về cuộc sống, giới thiệu các đặc sản vườn nhà và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Để lan tỏa những nông sản quê như cà phê, macca, mật ong, hạt điều…, Hà đã chủ động liên kết với các nông trại, hợp tác xã. Cô gái trẻ đã tập trung triển khai mô hình kinh doanh áp dụng thương mại điện tử, nhờ đó tiết kiệm chi phí và tối ưu giá cả cho khách hàng.
Sau thời gian khởi nghiệp với thương hiệu Hana Ban Mê, Hà đã bán ra thị trường hàng trăm nghìn đơn hàng nông sản các loại thông qua các kênh phân phối và các trang thương mại điện tử. Nằm trong top các sản phẩm bán chạy của Shopee, Tiktokshop…Đây được coi là cách làm hay, góp phần truyền cảm hứng để nhiều nông dân mạnh dạn bước ra từ vườn, rẫy tích cực chuyển đổi số, đưa sản phẩm của mình ra thị trường thương mại điện tử rộng lớn nhằm tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn.
Hay như Công ty Cổ phần Thực phẩm xanh Thành Đồng (thôn 6, xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột) là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc đưa cơ giới vào sản xuất, từng bước khép kín các khâu trong sản xuất bằng máy thay thế lao động thủ công.
Theo anh Đoàn Xuân Trường, Giám đốc công ty, năm 2020, khi bắt đầu triển khai mô hình trồng nấm công nghệ cao, đơn vị đầu tư xây dựng nhà xưởng trồng nấm với quy mô 6.000 m2, kết hợp lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời gác mái nhằm chủ động nguồn điện phục vụ SXKD.
Dưới mái năng lượng mặt trời, công ty trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu. Mỗi loại nấm đều được sản xuất trong nhà xưởng riêng với thông số nhiệt độ nhất định để phát triển. Việc đưa công nghệ vào sản xuất, vận hành bảo đảm năng suất, chất lượng liên tục và đồng đều từ khâu trộn phối nguyên liệu, đóng bịch, hấp, tiệt trùng…, tất cả đều được tự động hóa, nhờ vậy cây nấm sinh trưởng tốt.
Công ty đã đầu tư hệ thống tưới tự động, áp dụng bộ cảm biến kiểm tra, giám sát các chỉ tiêu môi trường liên quan, cảnh báo các chỉ số về yếu tố tự nhiên và kết nối qua “app” trên điện thoại thông minh, từ đó có thể điều chỉnh chế độ tưới kết hợp bổ sung dinh dưỡng kịp thời theo nhu cầu của cây. Với quy trình trồng nấm khép kín theo hướng tuần hoàn, công ty còn tận dụng phế phẩm từ mô hình trồng nấm tạo thành nguồn phân hữu cơ chăm bón vườn cây ăn trái.
Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, vận hành nên mô hình trồng nấm dưới mái năng lượng mặt trời của công ty mang lại hiệu quả cao, mỗi năm cho ra thị trường hàng trăm tấn nấm thành phẩm các loại, doanh thu ổn định.
Nông nghiệp – những “bước chân” chinh phục “nấc thang số”
Nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai đồng bộ nhiều cách làm, giải pháp để từng bước hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025.
Cụ thể, ứng dụng các phần mềm chuyên ngành trong các lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và PTNT; triển khai xây dựng các Đề án: Hệ thống mã số vùng trồng cho một số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030; Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh….
Đắk Lắk cũng đã triển khai xây dựng các dự án công nghệ cao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp. Thực tế, các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao cho năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn thực phẩm. Có thể kể đến mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, ứng dụng các phương pháp tưới nước tiết kiệm, tưới tiên tiến; ứng dụng các giống mới (giống lúa, giống ngô, giống cây có củ, giống mía, giống đậu, đỗ, lạc, giống rau, giống nấm, giống hoa…).
Đặc biệt, Đắk Lắk hình thành được một số khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ có vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân Thiện Cư M’gar quy mô 107,61ha; khu tổ hợp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk (tại xã Ea M’Droh, huyện Cư M’gar) quy mô 45,07 ha; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 526 ha do Công ty cổ phần Cao su Đắk Lắk đầu tư; Vùng nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao xã Ea Tân, huyện Krông Năng quy mô 450ha…
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trên diện rộng để sản xuất các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao đã được quan tâm; đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) chiếm ít nhất 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Làm rõ băn khoăn về lo ngại đưa phân bón chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ khiến tăng giá, ĐBQH và các chuyên gia đã có những phân tích cụ thể.
(Thanh tra) - Chiều 20/11, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố để đánh giá tình hình phân bổ và giải ngân kinh phí hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3, đồng thời dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ từ Mặt trận Tổ quốc. Hội nghị do ông Trần Huy Tuấn, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì, với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, đại diện các sở, ngành và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Thành Nam
18:43 20/11/2024Uyên Phương
11:48 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Phương Anh
Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam