Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Cuộc chiến” game online ngày càng khốc liệt

Thứ năm, 12/12/2013 - 09:10

(Thanh tra)- Một thời gian dài, từ năm 2010, việc quản lý game, dừng phát hành game online, bên cạnh mặt tích cực đã cho thấy nhiều bất cập, khiến mức tăng trưởng của ngành nội dung số bị sụt giảm trong năm 2012. Do đó, sắp tới, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ tiếp tục xây dựng những chính sách để khuyến khích các nhà sản xuất game trong nước, đưa ra những game phù hợp với những quy định của pháp luật Việt Nam.

Tính đến nay, 126 game được Bộ TT&TT cấp phép tại Việt Nam, nhưng đã có 44 game đóng cửa. Hiện nay, hàng loạt doanh nghiệp (DN) đầu tư vào sản xuất game online bởi đây là mảnh đất béo bở. Game được xem là lĩnh vực kinh doanh kiếm rất nhiều tiền và đóng góp chủ lực cho doanh thu của ngành Nội dung số. Theo thống kê của các DN trong ngành, năm 2012, tuy sụt giảm so với các năm trước, thì doanh thu từ game vẫn lên tới 6.000 tỉ đồng. Thậm chí, nhiều DN lớn hoạt động ở lĩnh vực thương mại điện tử cũng không bỏ qua miếng bánh này, nhảy sang sản xuất game. Xin dẫn chứng: Vật giá đầu tư vào Cty Cổ phần ABT Việt Nam với sản phẩm game khá ăn khách là Vương quốc Thần thoại; VNPAY, một Cty chuyên về thanh toán, cũng chuyển sang làm game với sản phẩm Huyền thoại Anh hùng…


Tuy nhiên, lĩnh vực game online do trong nước sản xuất thực chất không được mấy trò chơi thu hút, chủ yếu các DN nhập khẩu game rồi phát hành kiếm lãi là chính. Các DN đua nhau làm game đã khiến cho cuộc cạnh tranh phát hành trở nên khó khăn hơn, không dễ kiếm lãi như trước. Trước đây, DN tháng thu vài chục tỷ, thậm chí có thể lên đến trăm tỷ trên một đầu game, thì nay với quá nhiều Cty tham gia phát hành, nếu không biết tính toán, không đón đầu được thị hiếu để có chọn lựa chính xác game đáp ứng sở thích thì dễ thua lỗ. 

Riêng tiền mua bản quyền 1 game bình thường đã vào khoảng 50.000 USD; với game ăn khách, mức bản quyền phải trên 100.000 USD; thậm chí các game đang “hot” bản quyền không dưới 1 triệu USD. Sau khi mua game, DN phải xây dựng đội ngũ tốt để vận hành - khoảng 50 người và phải chuẩn bị tiền lương ít nhất 2 tháng “nuôi không” để trả cho nhân viên, bởi lúc này game vẫn chưa thể ra được vì còn phải Việt hóa, chuẩn bị các kế hoạch truyền thông, marketing, đầu tư sever… Như vậy, từ khâu mua bản quyền đến phát hành, bình quân mỗi game phải chi phí trên 1 tỷ đồng, các khâu chọn game để mua cho đến cách thức quảng bá, phát hành mà kém thì coi như đổ bể.


Bên cạnh đó, DN làm game còn phải đối đầu với thách thức không nhỏ đó là phương diện quản lý, bị dừng phát hành game. Vì thế, từ ngày 1/9/2013, với việc đưa việc quản lý “trò chơi điện tử trên mạng” vào Chương IV khi Nghị định 72/2013/NĐ-CP quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, chính thức có hiệu lực, các DN tỏ ra rất vui mừng. Ngoài đề cập đến quản lý game còn có chương chuyên biệt với 8 điều về quản lý game. Bên cạnh việc tăng cường phối hợp với các bBộ, ngành để quản lý game, Bộ TT&TT cũng sẽ phối hợp với ngành Ngân hàng để quản lý và siết chặt đối với game nước ngoài không phép. Song song, đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân, đặc biệt là giới trẻ, nhận thấy tác hại khi sa đà vào game để có thời lượng chơi vừa đủ, bổ ích, đồng thời có những định hướng cụ thể, cho người chơi hiểu các chế tài, khi chơi game phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật.


Ông Phan Sào Nam, Chủ tịch VTC Online, tại hội thảo nâng cao hiệu quả quản lý trò chơi trực tuyến do Bộ TT&TT tổ chức vừa qua đã nói lên thực tế: “DN game trong thời gian qua muốn tồn tại không còn cách nào khác là chấp nhận vi phạm pháp luật, để đưa các game không phép ra thị trường trong nước. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng, việc cấp phép game online trở lại sẽ không dễ cho tất cả các DN và theo các chuyên gia trong ngành game nhận định, thực tế nghị định siết chặt hơn và nhiều giấy phép con hơn”.


Một áp lực rất lớn nữa là, trong thời gian tới, khi tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép cung cấp game online ở thị trường trong nước (chỉ phải thành lập DN theo quy định của pháp luật Việt Nam và tuân thủ các quy định của 72/2013/NĐ-CP cũng như quy định về đầu tư nước ngoài), DN game nội sẽ phải tự đứng vững bằng chính nội lực của mình mới cạnh tranh được với các “ông lớn” khi nhảy vào thị trường Việt Nam.


Về cơ bản, việc các DN nước ngoài đầu tư sản xuất game tại Việt Nam là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên các Cty game trong nước cho rằng, cần quản lý chặt chẽ, hợp lý các Cty ngoại bởi game, bản thân nó là những câu chuyện chuyển tải bên trong trò chơi, cần đáp ứng quan điểm thẩm mỹ, văn hóa, lịch sử Việt Nam…

Mai Châu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm