Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Công cụ hỗ trợ trong quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Thứ sáu, 12/10/2018 - 16:44

(Thanh tra)- Tham nhũng và hối lộ tiếp tục là một trong những rủi ro về tuân thủ được quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp đa quốc gia.

ThS Nguyễn Thị Kim Liên

Với sự ra đời của Công ước Chống hối lộ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế  (OECD) năm 1997 yêu cầu các nước thành viên cam kết thực hiện các biên pháp hình sự hoá hối lộ quan chức nước ngoài, Chính phủ các nước OECD dần hoàn thiện hoặc ban hành mới luật trong nước qui định xử phạt các công ty đa quốc gia vi phạm các hành vi như vậy.

Một số nước như Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Italia không chỉ có qui định trong nội luật về các hành vi hối lộ sẽ bị truy tố, mà còn thông qua luật yêu cầu các tổ chức xây dựng các qui trình ngăn ngừa hối lộ hoặc nêu rõ nếu doanh nghiệp có qui trình chống hối lộ sẽ được xem xét giảm nhẹ trong quá trình khởi tố.

Trong bối cảnh đó, bức tranh toàn cầu về tăng cường kiểm soát tuân thủ chống hối lộ đã có những thay đổi đáng kể trong khoảng 15 năm qua. Do qui mô hoạt động của các công ty đa quốc gia phủ một mạng lưới rộng khắp trên thế giới, hệ thống tuân thủ của các công ty đa quốc gia ngày càng phức tạp.

Cùng với thời gian, hệ thống tuân thủ không chỉ áp dụng đối với các công ty con và công ty liên kết, mà cả đối với các bên thứ ba đại diện cho các công ty này. Câu hỏi đặt ra ngày nay không phải là có doanh nghiệp có cần xây dựng hệ thống tuân thủ trong nội bộ doanh nghiệp hay không, mà  là một hệ thống tuân thủ như thế nào là đủ và thế nào là thông lệ tốt của một hệ thống tuân thủ chống hối lộ.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn kinh doanh này, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn ISO 37001 - Hệ thống Quản lý Hối lộ vào tháng 10/2016.

Quá trình xây dựng ISO 37001 được bắt đầu từ năm 2013 với sự tham gia của hơn 120 chuyên gia từ 25 nước cùng với đại diện các tổ chức quốc tế như OECD và Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI). Tiêu chuẩn được thông qua sau 6 cuộc họp quốc tế, mỗi cuộc từ 3 - 5 ngày với khoảng 80 chuyên gia tham dự. Mỗi cuộc họp thảo luận 500 - 800 đề xuất sửa đổi của mỗi nước thành viên.

ISO 37001 đã được 91% phiếu bầu thể hiện đồng thuận mức độ cao ở qui mô quốc tế, so với yêu cầu tỷ lệ đồng ý cho một bộ tiêu chuẩn là 66,6% của các nước tham gia bỏ phiếu.

ISO 37001 là gì?

ISO 37001 bao gồm các yêu cầu với hướng dẫn sử dụng nhằm giúp các tổ chức thiết lập, thực hiện, duy trì và tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý hối lộ để ngăn ngừa và phát hiện hối lộ.

Tiêu chuẩn này bao gồm các biện pháp và cơ chế kiểm soát thể hiện các thực tiễn chống hối lộ tốt trên toàn cầu.

ISO 37001 là tiêu chuẩn tự nguyện mà doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng. Tiêu chuẩn áp dụng định nghĩa hối lộ theo nghĩa rộng bao gồm: Chào mời, hứa hẹn, đưa, nhận hoặc xúi giục/nài nỉ của bất kỳ giá trị nào (có thể là tài chính hoặc phi tài chính), trực tiếp hoặc gián tiếp, vi phạm luật áp dụng để như một sự khích lệ hoặc khen thưởng cho một người hành động hoặc kiềm chế hành động liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của người đó.

Định nghĩa này áp dụng đối với cán bộ trong cả khu vực công và khu vực tư, người đại diện cho tổ chức hoặc trong các giao dịch có lợi hoặc có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp hành vi hối lộ được hiểu là có phạm vi hẹp hơn tham nhũng.

Theo Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, tham nhũng bao gồm các hành vi phạm tội khác như  biển thủ tài sản hoặc sử dụng sai mục đích của cán bộ trong khu vực công và khu vực tư, làm giầu bất chính, rửa tiền...

ISO 37001 là một tiêu chuẩn có tính linh hoạt cao, có thể áp dụng đối với các loại tổ chức bất kể qui mô, lĩnh vực, cơ cấu tổ chức, vị trí địa lý hay hệ thống pháp lý. Tiêu chuẩn không nhất thiết phải áp dụng đối với toàn bộ tổ chức, mà có thể chỉ một bộ phận hoặc chức năng (ví dụ như mua sắm hoặc tuyển dụng). Đồng thời, các qui định của tiêu chuẩn có thể áp dụng lồng ghép với chính sách và qui trình của các tiêu chuẩn ISO khác, ví dụ như ISO 9001 về quản lý chất lượng hiện đã được nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực hiện. Tiêu chuẩn không chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp mà còn có thể áp dụng đối với cơ quan Nhà nước và tổ chức phi Chính phủ.

Các yêu cầu của ISO 37001

ISO 37001 quy định các yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp khi thiết lập hoặc cập nhật các chương trình quản lý chống hối lộ phù hợp với rủi ro hối lộ để ngăn chặn và phát hiện nguy cơ hối lộ.

Qui định yêu cầu cam kết  của lãnh đạo về thiết lập chính sách chống hối lộ và chức năng tuân thủ rõ ràng, kết hợp với qui trình đánh giá rủi ro và thẩm định đối tác và đào tạo nhân viên và bên thứ ba.

ISO 37001 dựa trên mô hình bốn bước:

* Lập kế hoạch: Xác định các nghĩa vụ chống hối lộ và đánh giá rủi ro tuân thủ để xây dựng chiến lược, bao gồm các biện pháp giải quyết các vấn đề có thể phát sinh.

* Thực hiện: Thực hiện các biện pháp và thiết lập cơ chế để giám sát  tính hiệu quả.

* Kiểm tra: Rà soát chương trình quản lý chống hối lộ trên cơ sở các điều khoản được thực hiện.

* Hành động: Xem xét và cải tiến chương trình liên tục, đảm bảo các trường hợp không - tuân thủ được theo dõi và kiểm tra.

Áp dụng ISO 37001 có lợi cho tổ chức như thế nào?

ISO 37001 là một công cụ để quản lý rủi ro và tạo sự tin tưởng cho ban lãnh đạo, nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng và các bên liên quan khác là doanh nghiệp đang thực hiện một hệ thống phù hợp để ngăn chặn, phát hiện và quản lý rủi ro hối lộ.

Việc thực hiện tiêu chuẩn cũng có thể cung cấp một tổ chức có lợi thế cạnh tranh đối với các công ty đối tác.

Trong trường hợp doanh nghiệp bị điều tra về hành vi hối lộ ví dụ theo Luật Chống hối lộ quan chức nước ngoài của Hoa Kỳ hoặc của Anh, tiêu chuẩn cũng có thể được xem là bằng chứng cho thấy tổ chức đã thực hiện các bước hợp lý, chủ động ngăn chặn hối lộ, góp phần giảm nhẹ mức độ xử phạt áp dụng.

Doanh nghiệp có thể sử dụng tiêu chuẩn để đánh giá:

* Hệ thống quản lý chống hối lộ hiện tại của doanh nghiệp.

* Hệ thống chống hối lộ của một tổ chức đang hoặc đối tác mới đang được xem xét để tham gia vào một chuỗi cung ứng để hoàn thiện nếu cần. Một yêu cầu như một điều kiện để bắt đầu hoặc tiếp tục kinh doanh với một tổ chức.

* Cơ sở tham khảo khi thực hiện đánh giá nội bộ hoặc độc lập đối với chính doanh nghiệp hoặc đối tác kinh doanh.

* Tạo lợi thế cạnh tranh, khi được triển khai, để phân biệt một tổ chức với các đối thủ cạnh tranh.

* Cơ sở thực hiện qui trình chứng nhận ISO 37001.

Xu hướng áp dụng trên thế giới  

Sau gần 2 năm ban hành, tiêu chuẩn ISO 37001 đã được đón nhận tích cực ở gần 37 quốc gia trên toàn thế giới. Gần đây nhất là Peru, quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên thực hiện tiêu chuẩn.

Chính phủ Montreal ở Canada đã bổ nhiệm một cơ quan đầu mối để đánh giá và đề xuất đưa các nguyên tắc của ISO 37001 vào thực tế.

Cục Điều tra thực hành tham nhũng của Singapore (CPIB) đã thực hiện tiêu chuẩn chống tham nhũng của Singapore dựa trên tiêu chuẩn ISO 37001.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng của Malaysia cùng với Uỷ ban Chống tham nhũng Malaysia đã công bố tiêu chuẩn MS ISO 37001 - Hệ thống Quản lý Hối lộ của Malaysia vào tháng 10/2017 hướng dẫn và hoàn thiện hệ thống chống hối lộ của doanh nghiệp và các tổ chức khác ở Malaysia.

Dự kiến các công ty tìm cách áp dụng tiêu chuẩn này sẽ tăng lên hợp lý trong năm tới.

Theo E&Y, một cuộc khảo sát kinh doanh được thực hiện bởi Tạp chí Tuần lễ Tuân thủ năm 2017 cho thấy, 56% các công ty (đang được khảo sát) đang trong quá trình bắt đầu chứng nhận. Sự gia tăng nhu cầu tiêu chuẩn này được phản ánh trong thực tế rằng các nước như Pháp, Singapore và Canada đã thiết lập các khóa học để dạy cho các công ty cách thực hiện tiêu chuẩn một cách hiệu quả. Một số công ty đã bắt đầu theo đuổi chứng nhận ISO 37001 sau khi họ phải đối mặt với hành động thực thi cho tội hối lộ.

Tương lai của ISO 37001 sẽ phụ thuộc vào phạm vi được chấp nhận rộng rãi đến mức độ nào. Nếu phần lớn các công ty trong một ngành công nghiệp cụ thể được chứng nhận ISO 37001, thì những công ty khác sẽ tự nhiên chịu áp lực từ các cổ đông để làm như vậy. Thứ hai, tiêu chuẩn sẽ hiệu quả hơn nếu Chính phủ yêu cầu các công ty phải được chứng nhận để đủ điều kiện cho các hợp đồng mua sắm công cộng.

Đối với Việt Nam, tiêu chuẩn ISO 37001 còn tương đối mới. Tuy nhiên, quan tâm của doanh nghiệp đối với tiêu chuẩn này dần dần gia tăng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đang hoặc muốn trở thành nhà cung cấp hoặc đối tác với các công ty đa quốc gia.

Do đó, nghiên cứu sâu hơn về tiêu chuẩn ISO 37001 để đưa thành tiêu chuẩn quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu và áp dụng tiêu chuẩn là một trong những công việc cần thiết mà Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cũng như hiệp hội doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp Việt Nam dần xây dựng hệ thống tuân thủ chống hối lộ trong quá trình hội nhập tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nguyễn Thị Kim Liên

(Thạc sĩ Đại học Tổng hợp Sydney - Australia)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm