Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 18/10/2021 - 21:04
(Thanh tra)- Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 131/NQ-CP ngày 18/10/2021 phê duyệt Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA).
Ngày 23/4/2019, tại Thái Lan, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN ký kết hai văn kiện về ATISA và ACIA - Ảnh: TTXVN
Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Hiệp định ATISA sau khi có hiệu lực.
Các bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Danh mục các biện pháp không tương thích (NCM) trên cơ sở Gói cam kết dịch vụ thứ 10 (Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ) bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam và các cam kết của Việt Nam với ASEAN; chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Hiệp định ATISA.
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục đối ngoại theo quy định.
ATISA được coi như là bước đi mới trong tiến trình hội nhập về dịch vụ của ASEAN. Khi có hiệu lực, Hiệp định này sẽ thay thế Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) năm 1995, với nhiều nội dung mới theo hướng mở cửa, tự do hóa hơn về dịch vụ. ATISA được hy vọng sẽ đặt nền tảng mới cho việc thúc đẩy thương mại dịch vụ trong khu vực và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ trong ASEAN.
Về quy tắc, ATISA thiết lập các khuôn khổ thực thi những cam kết tự do hóa từ AFAS, giảm bớt các rào cản quy định phân biệt đối xử với những nhà cung cấp dịch vụ, đồng thời đưa ra nền tảng pháp luật vững chắc và cơ chế minh bạch hơn cho thị trường dịch vụ trong khu vực.
Về mở cửa các thị trường dịch vụ, ATISA áp dụng phương pháp tiếp cận mới - mở cửa theo kiểu “chọn-bỏ”. Cụ thể, trong Hiệp định này, các bên cam kết mở cửa tất cả các ngành dịch vụ, ngoại trừ các ngành/phân ngành được liệt kê trong Danh sách các biện pháp không tương thích (Danh sách thiết lập riêng theo cam kết của từng nước thành viên ASEAN). Đây là cách tiếp cận mới trái với phương pháp chọn-cho của AFAS, vốn chỉ cho phép mở cửa những ngành dịch vụ đã được liệt kê rõ ràng trong Hiệp định.
Bên cạnh văn kiện Hiệp định, ATISA còn bao gồm 3 phụ lục ngành là: Phụ lục về Dịch vụ Tài chính, Phụ lục về Dịch vụ Viễn thông và Phụ lục về Dịch vụ Phụ trợ Vận tải Hàng không. Các phụ lục này bao gồm các nghĩa vụ theo ngành cụ thể nhằm đưa ra các cam kết sâu hơn và tăng cường hợp tác quản lý. Bên cạnh đó, Hiệp định còn có Phụ lục I và II bao gồm Danh mục các biện pháp không tương thích riêng của từng nước thành viên ATISA, sẽ do từng nước thành viên ATISA tự xác định và trình lên Ban Thư ký ASEAN trong vòng 5 năm, 7 năm, 13 năm tùy nước kể từ khi ATISA có hiệu lực.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình