Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Chủ nhật, 01/09/2024 - 18:25
(Thanh tra) - “Đến hẹn lại lên”, hàng năm cứ vào dịp Tết Trung thu, các loại bánh Trung thu nhập lậu, bánh "nhà làm" không rõ nguồn gốc xuất xứ… lại tràn lan trên thị trường, khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng…
Lực lượng QLTT kiểm tra thị trường bánh Trung thu. Ảnh: Tổng Cục QLTT
Liên tục phát hiện bánh Trung thu nhập lậu
Còn hơn nửa tháng nữa là đến Tết Trung thu. Thời điểm này, trên các con đường, ngõ phố tại các cửa hàng tạp hóa, chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bày bán nhiều loại bánh Trung thu.
Bên cạnh những mặt hàng truyền thống có nguồn gốc rõ ràng, thì nhiều loại bánh giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ được bán công khai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.
Để ngăn chặn hàng hoá trôi nổi, không rõ nguồn gốc, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã chỉ đạo cục QLTT các địa phương tăng cường quản lý theo địa bàn, kiểm tra, kiểm soát hàng lậu, kém chất lượng.
Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục QLTT cho biết, qua kiểm tra, có tình trạng thương hiệu bánh Trung thu sản xuất trong nước nhưng sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, thậm chí nguyên liệu không rõ nguồn gốc.
Trước thực trạng này, Tổng cục QLTT đã chỉ đạo cục QLTT các địa phương tiến hành kiểm tra đối với các thương hiệu lớn mà sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng để kịp thời xử lý nghiêm.
Ông Dương Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội cho biết, năm nay lực lượng QLTT Hà Nội đặc biệt chú trọng kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh Trung thu tại các làng nghề truyền thống như: Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Trì, cũng như các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn có sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu.
Chỉ trong thời gian ngắn triển khai cao điểm kiểm tra thị trường dịp Tết Trung thu năm 2024, Cục QLTT Hà Nội đã phát hiện, xử lý 6 vụ vi phạm, trong đó có 4 vụ hàng hóa là bánh Trung thu. Số lượng bánh Trung thu nhập lậu buộc tiêu hủy gần 5.000 chiếc; trị giá hàng hóa gần 50 triệu đồng.
Không chỉ ở thị trường có sức tiêu thụ lớn như Hà Nội, tại các tỉnh tình trạng bánh Trung thu nhập lậu cũng gây nhức nhối. Ngày 29/8 vừa qua, Cục QLTT Hải Dương phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra đột xuất cửa hàng kinh doanh bánh kẹo, mỹ phẩm, tạp hoá Long Xoan 2 trên đường đường Mai Hắc Đế, phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương.
Qua kiểm tra, phát hiện tại cửa hàng đang kinh doanh gần 1.200 sản phẩm bánh Trung thu, bánh nướng, bánh ngọt các loại là hàng hoá nhập lậu. Toàn bộ hàng hoá nhập lậu đã bị lực lượng chức năng tạm giữ để làm rõ, xử lý theo quy định.
Trước đó, ngày 28/8, Cục QLTT Hưng Yên phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh do bà N.T.N. làm chủ, tại xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên và phát hiện 2.760 chiếc bánh Trung thu có nhãn hàng hóa ghi bằng chữ nước ngoài. Chủ cơ sở thừa nhận toàn bộ số bánh Trung thu là hàng hóa do nước ngoài sản xuất, được nhập lậu vào Việt Nam.
Tại Cục QLTT Bắc Ninh, ông Nguyễn Văn Hoàng - Phó Cục trưởng cho biết, đơn vị đã yêu cầu các đội kiểm tra, kiểm soát thị trường để ngăn chặn, xử lý việc kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, không đảm bảo ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung vào các sản phẩm được tiêu dùng nhiều như bánh Trung thu.
Cục QLTT Bắc Ninh đặc biệt lưu ý tập trung kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu, việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, kiểm tra chất lượng sản phẩm, điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm… Qua kiểm tra, từ 14 - 30/8, các đội chưa phát hiện vi phạm trọng sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu.
Cảnh báo nguy hiểm
Liên quan đến vấn đề bánh Trung thu nhập lậu, nhân làm bánh và các hành vi vi phạm trong nguyên liệu làm bánh Trung thu, ông Nguyễn Đức Lê chia sẻ thêm, mỗi dịp Tết Trung thu đến, thị trường bánh Trung thu được người dân quan tâm.
Cũng giống như mọi năm, vẫn còn các cơ sở sản xuất thủ công thường sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, quy trình chế biến ra các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh, ATTP, dẫn đến các sản phẩm được sản xuất thường có chất lượng không đảm bảo so với các sản phẩm của các công ty và đơn vị sản xuất có uy tín, thương hiệu.
Đáng lo ngại, nhiều năm nay xuất hiện bánh Trung thu trứng chảy, bánh Trung thu nhập từ nước ngoài, trong khi các nguyên liệu được nhập khẩu rất khó kiểm soát. Chưa kể, các sản phẩm này hiện chưa được công bố về chất lượng cũng như chưa được các cơ quan chức năng của Việt Nam kiểm định xem có phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh ATTP hay không?
Chia sẻ về điều này, đại diện Ban Quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh cho biết, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bánh Trung thu được bày bán. Phần lớn là bánh của các cơ sở có tên tuổi đã được kiểm soát và chấp hành các quy định về điều kiện đảm bảo ATTP.
Tuy nhiên, vẫn còn một số loại bánh Trung thu “nhà làm”, bánh Trung thu nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ… vì "lợi nhuận" mà nhiều cơ sở bất chấp các quy định về đảm bảo ATTP để sản xuất, kinh doanh và lưu thông trên thị trường.
Các sản phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATTP như sử dụng các loại phẩm màu, chất bảo quản độc hại, nguyên liệu không đảm bảo, cơ sở sản xuất không tuân thủ các điều kiện ATTP, nhân viên không tập huấn, khám sức khỏe, nặn bánh trực tiếp bằng tay chưa rửa sạch…
Hậu quả cuối cùng của việc không bảo đảm ATTP tại một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất, kinh đoanh làm cho bánh Trung thu không đảm bảo, có thể gây nguy cơ ngộđộc thực phẩm cấp tính (đau bụng, tiêu chảy…), bệnh truyền qua thực phẩm và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cho người ăn. Nguy hiểm hơn, nó còn tích tụ dần vào cơ thể gây nên những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe sau này, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Để bảo đảm ATTP đối với thị trường bánh Trung thu, Ban Quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh nhấn mạnh, người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng có tính quyết định. Do đó, mỗi người tiêu dùng hãy biết cách chọn mua và sử dụng bánh Trung thu bảo đảm vệ sinh ATTP.
Ban Quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh đưa ra lời khuyên, khi lựa chọn và sử dụng bánh Trung thu người tiêu dùng cần lưu ý các tiêu chí sau:
Nên chọn những sản phẩm:
- Được bày bán tại các cơ sở có địa chỉ rõ ràng, đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thực phẩm như: Đảm bảo vệ sinh, có tủ bảo quản, che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập. Bánh bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.
- Bánh có nguồn gốc rõ ràng. Có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản. Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng.
- Nên mua bánh của các thương hiệu uy tín đáp ứng được các quy định về đảm bảo ATTP từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, đã có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan chức năng.
Không nên ham rẻ lựa chọn mua những loại bánh trôi nổi, bánh nhập lậu, không có nguồn gốc rõ ràng, hết hạn sử dụng.
- Không mua bánh bị dập nát, biến dạng, có màu sắc, mùi vị khác thường, ẩm mốc, bao bì rách nát.
- Không mua các loại bánh 3 không (không nhãn mác, không thương hiệu, không hạn sử dụng).
- Không mua các loại bánh được bày bán ở nơi không đủ điều kiện ATTP như: Mất vệ sinh, ô nhiễm bụi bẩn, côn trùng xâm nhập...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình