Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần hỗ trợ các doanh nghiệp dễ tổn thương

Thứ ba, 14/04/2020 - 09:00

(Thanh tra)- Nhiều chuyên gia kinh tế có chung nhận định, các doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương từ hệ quả của đại dịch, thậm chí kéo theo đó khủng hoảng về tài chính và hậu quả kinh tế.

Nhóm các chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện khảo sát 500 DN về tác động của dịch COVID-19 và kết quả cho thấy 93,9% DN nhìn nhận dịch bệnh đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Bên cạnh đó, 44,7% DN cho biết đã cắt giảm quy mô sản xuất, kinh doanh; 65,5% đơn vị thắt chặt chi phí thường xuyên; 35,3% cắt giảm lao động; 34% giảm lương nhân công và 34,5% DN đã cho lao động nghỉ việc không lương.

Đáng lưu ý, trong số các DN tham gia khảo sát có đến 34,7% các DN đã lựa chọn “ngủ đông” qua thời kỳ khó khăn và chỉ có 15,1% DN chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh cho phù hợp bối cảnh mới.

Theo kết quả khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hầu hết các DN ở mọi lĩnh vực đã tích cực và chủ động triển khai nhiều biện pháp chống dịch tại nơi làm việc theo khuyến cáo của Bộ Y tế và chính quyền các địa phương; đồng thời, nỗ lực cao nhất để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hiện đã có 73% số DN đã kịp thời có chính sách hỗ trợ người lao động.

Nhìn chung, các DN đã chủ động, sáng tạo đưa ra những giải pháp phù hợp, kịp thời trong việc sử dụng lao động.

Đến nay, đã có trên 60% DN đã áp dụng phương thức làm việc linh hoạt về thời gian cho một bộ phận lao động; 46% DN không cắt giảm lao động nhưng đã giảm giờ làm; 42% DN tranh thủ thời gian dịch bệnh để đào tạo lại nhân lực; 41% DN tổ chức làm việc tại nhà.

Chỉ khoảng 20% DN cho biết, buộc phải cắt giảm lao động, chấm dứt hợp đồng lao động và 21% DN cắt giảm lương để không phải cắt giảm lao động.

Trước đó, VCCI cũng đã kiến nghị với Chính phủ về 12 giải pháp hỗ trợ DN vượt qua khó khăn từ dịch bệnh COVID-19; trong đó đề xuất thực hiện gói kích cầu để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho DN và bảo đảm tiêu dùng cho người dân. Mặt khác, VCCI cũng đề nghị bổ sung quy định về hộ kinh doanh trong Luật DN để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích đồng thời thúc đẩy phát huy hết tiềm năng và đóng góp của hộ kinh doanh vào nền kinh tế, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch và bình đẳng.

PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.

Nam Dũng

12:43 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm