Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ bảy, 03/08/2024 - 15:57
(Thanh tra) - Bưởi Luận Văn có nguồn gốc tại làng Luận Văn, xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa từ thời kỳ Hậu Lê được xem là một trong những sản vật quốc gia. Bưởi Luận Văn là sản vật được cung tiến cho vua, triều đình trong các dịp lễ Tết...
Sản vật quốc gia
Lý do bưởi Luận Văn được chọn để tiến vua vì có nhiều đặc điểm quý như quả to, tròn đều, khi chín, quả bưởi chuyển dần từ màu xanh trắng sang màu đỏ gấc, vỏ quả, cùi quả, vỏ múi có màu đỏ rất đẹp mắt, múi bưởi đỏ hồng, mọng nước, chua thanh, hương thơm đặc trưng. Màu đỏ đặc trưng này khiến cho quả bưởi Luận Văn được xem là một biểu tượng của sự may mắn, tài lộc.
Ngoài bưởi Luận Văn có giá trị thuần túy là loại “trái cây ngon”, giống bưởi này còn có giá trị văn hóa, tâm linh rất ý nghĩa. Bưởi Luận Văn có thời điểm thu hoạch trùng với phong tục tập quán thờ cúng gia tiên của người trong dịp Tết nguyên đán, thu hoạch của bưởi Luận Văn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Trong một thời gian dài, do điều kiện kinh tế khó khăn, áp lực sản xuất lương thực thực phẩm, cây bưởi Luận Văn có giá trị kinh tế không lớn, nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi diện tích trồng bưởi sang trồng ngô, mía…
Mặt khác, cây bưởi Luận Văn không được quan tâm cải tạo phục tráng, nghiên cứu ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để bảo vệ cây, phát huy năng suất và chất lượng, cũng như chưa phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm nên diện tích, sản lượng bưởi đạt thấp, hiệu quả kinh tế không cao, chất lượng bưởi bị ảnh hưởng; diện tích trồng bưởi bị thu hẹp, chỉ còn một số hộ có các cây bưởi lâu đời, quỹ đất sản xuất nhiều và có điều kiện kinh tế khá giả mới giữ lại để khai thác.
Những năm gần đây, nhận thức đúng giá trị và tầm quan trọng của phát triển cây ăn quả nói chung và cây bưởi Luận Văn nói riêng, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ; UBND huyện Thọ Xuân đã tiến hành tổ chức phục tráng bước đầu được một số cây bưởi Luận Văn đầu dòng, xây dựng được chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Luận Văn (ngày 18/12/2013 Cục Sở hữu trí tuệ có Quyết định số 3462/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00039 cho sản phẩm bưởi “Luận Văn”). Duy trì và từng bước phát triển sản phẩm bưởi Luận Văn thành sản phẩm có thương hiệu, năm 2020 sản phẩm bưởi Luận Văn Hải Đăng đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 4 sao.
Cùng với đó UBND huyện Thọ Xuân đã tiếp tục chỉ đạo UBND các xã Thọ Xương, Xuân Bái là vùng thích hợp trồng bưởi Luận Văn theo hồ sơ chỉ dẫn địa lý tập trung xây dựng kế hoạch khôi phục và phát triển giống bưởi quý hiếm này. Đến nay đã tổ chức mở rộng được 56 ha, trong đó có 20 ha đã cho quả, sản lượng ước đạt 400 tấn/ vụ thu hoạch, tương đương khoảng 380 nghìn- 400 nghìn quả. Kết quả đã mở ra một hướng phát triển kinh tế hộ gia đình rất hiệu quả.
Tuy nhiên, vùng sản xuất bưởi Luận Văn tại huyện Thọ Xuân vẫn đang gặp một số khó khăn, tồn tại cần phải được giải quyết, khắc phục, đó là các cây bưởi Luận Văn đầu dòng đã già cỗi, cần phải nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp khoa học để cải tạo, tạo nguồn giống đúng tiêu chuẩn chất lượng để nhân rộng; cơ sở nhân giống chưa được đầu tư, kỹ thuật nhân giống còn hạn chế, hầu hết vẫn sử dụng các biện pháp truyền thống nhất là chiết, vừa làm hỏng cây đầu dòng, hệ số nhân giống thấp, thời gian khai thác cây cành chiết không lâu bền.
Xây dựng đề án để cải tạo
Chất lượng bưởi Luận Văn bị suy giảm, độ chua tăng, tôm bưởi khô, ít nước: Cần phải xác định lại đặc tính của giống và quy trình kỹ thuật canh tác từ đó đưa ra biện pháp cải tạo (có thể phải cải tạo thông qua di truyền hoặc điều chỉnh chế độ canh tác) để nâng cao chất lượng; mẫu mã sản phẩm đang còn đơn điệu, chưa tạo ra sự hấp dẫn trên thị trường để nâng cao giá trị gia tăng.
Cơ sở hạ tầng vùng sản xuất bưởi Luận Văn còn nhiều khó khăn, hệ thống tưới chưa được đầu tư, giao thông còn bất cập, cơ sở bảo quản chưa có. Bên cạnh đó, nhu cầu đối với sản phẩm bưởi Luận Văn rất lớn, với quy mô sản xuất hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu, mặt khác, thị trường bưởi Luận Văn chưa được rộng mở, chưa hình thành được chuỗi giá trị khép kín.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn và khoa học nêu trên, để phát triển một sản phẩm đặc sản có lợi thế tuyệt đối, gắn với lịch sử, truyền thống của dân tộc, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện nay Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang trình UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Cải tạo và phát triển giống bưởi Luận Văn đặc sản tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, định hướng đến năm 2040”. Đây là tiền đề để duy trì và phát triển bưởi Luận Văn góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã của huyện Thọ Xuân.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.
Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.
Cao Sơn
07:05 12/12/2024TC
18:00 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình