Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 07/12/2015 - 08:27
Năm 2015 là năm kết thúc giai đoạn tích tụ “bong bóng” và “xì hơi bong bóng” của thị trường bất động sản Việt Nam với nhiều dấu hiệu tích cực về giao dịch, chuyển dịch giữa các phân khúc, giải quyết tồn kho, tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, tín dụng bất động sản…
(Ảnh minh họa: Hoàng Hải/TTXVN)
Cùng với đó, niềm tin vào thị trường tăng trở lại, người tiêu dùng không còn chờ đợi giảm giá và quyết định mua theo nhu cầu sử dụng. Đây cũng là năm bắt đầu thời kỳ mới của thị trường bất động sản Việt Nam, đòi hỏi tính chuyên nghiệp và chất thị trường mạnh hơn.
Đây là ý kiến của giáo sư, tiến sỹ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại hội thảo “Dự báo xu hướng thị trường bất động sản 2016” do trang batdongsan.com.vn (thuộc Đại Việt Group) tổ chức ngày 5/12 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng theo giáo sư, tiến sỹ Đặng Hùng Võ, biểu hiện do dấu hiệu phát triển tích cực của thị trường nhà ở như tổng dư nợ tín dụng bất động sản năm 2015 lên đến 342.000 tỷ đồng; trong đó phân khúc nhà ở chiếm đến 39%; lượng tồn kho giảm mạnh trên từng phân khúc, đặc biêt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên trong năm 2015, thị trường vẫn còn những yếu kém như Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chưa có Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành; thiếu vốn trung và dài hạn để giải quyết an sinh xã hội về nhà ở cũng như đầu tư mạnh vào phân khúc thương mại; thị trường vẫn còn yếu tố rủi ro và chưa nâng cao tính hấp dẫn.
Phân khúc nhà chung cư đang nhiều bất cập về chất lượng, độ an toàn, môi trường sống, việc cải tạo và phá dỡ; chính sách nhà ở cho người nước ngoài đã có nhưng chưa được đón nhận nhiều trên thực tế. Cùng với đó, chính sách quản lý rủi ro bất động sản hình thành trong tương lai vẫn còn nhiều vướng mắc, tâm lý lo ngại luồng “bong bóng” mới đã được đặt ra.
Để phát triển thị trường bất động sản một cách ổn định, bền vững, giáo sư tiến sỹ Đặng Hùng Võ cho rằng, cần sớm ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sản 2014, đa dạng hóa vốn và hàng hóa cho thị trường, tạo niềm tin cho thị trường để thu hút vốn từ người dân và công ty nước ngoài. Mặt khác thị trường bất động sản Việt Nam vẫn rất cần các thương hiệu lớn gắn với chữ tín cao.
Bàn về vấn đề giải pháp chính sách, theo ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, hiện các Nghị định và Thông tư hướng dẫn đang trong giai đoạn hoàn chỉnh hoặc đang trình Chính phủ, Bộ Xây dựng, dự kiến sẽ thông qua trong tháng 12/2015. Do vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn để thích ứng với sự thay đổi của chính sách nhằm tận dụng tối đa cơ chế mở cửa của Nhà nước.
Dưới góc độ tài chính ngân hàng, tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, vừa qua đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được công nhận vào rổ tiền tệ IMF, việc Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tiền đồng, giảm lãi suất tiền gửi USD, cấm găm giữ ngoại tệ, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, giảm lạm phát… sẽ có tác động nhất định lên thị trường bất động sản. Nhìn chung, người dân và doanh nghiệp sẽ lấy tiền đồng đầu tư vào bất động sản vì đây là kênh đầu tư hấp dẫn hiện nay.
Mặt khác các Hiệp định TPP và Cộng đồng kinh tế AEC cũng sẽ tác động lên thị trường như tăng vốn ngoại và tạo áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bất động sản trong nước.
Trong khi đó, theo ông Jeff Foo, Chủ tịch Hiệp hội Môi giới bất động sản Singapore, hiện tại thị trường Singapore không còn hấp dẫn nhà đầu tư như trước đây do chính sách “giảm nhiệt” của Chính phủ nên giới đầu tư Singapore đang tìm kiếm cơ hội bên ngoài; trong đó có Việt Nam.
Trong thời gian qua Việt Nam đã có những cải cách mạnh mẽ về chính sách nhà ở như miễn thị thực visa, quy định sở hữu nhà cho người nước ngoài… giúp thị trường ngày càng minh bạch, cân bằng và bền vững hơn. Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn phải làm nhiều việc để có thể theo kịp Singapore, Malaysia và Thái Lan trong lĩnh vực nhà ở.
“Bản thân nhà đầu tư ngoại, trong đó có Singapore cũng sẽ mất thời gian để quan sát thị trường và quyết định đầu tư ở Việt Nam. Nhìn chung, sẽ có nhiều doanh nghiệp Singapore đầu tư vào Việt Nam. Hiện trong tổng số 10 doanh nghiệp lớn của Singapore đầu tư vào Việt Nam thì có đến 5 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bất động sản như Mapletree, Captial Land, Keppel Land, Vietnam Singapore Industrial Park, Sembcrop” - ông Jeff Foo cho biết thêm./.
Theo Trần Xuân Tình/TTXVN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình