Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Quý
Thứ ba, 14/12/2021 - 06:35
(Thanh tra)- Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã bổ sung đường cao tốc Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, đường cao tốc Sơn La - Điện Biên bao giờ mới được triển khai vẫn là “ẩn số”.
Đường cao tốc Sơn La - Điện Biên bao giờ mới được triển khai? Ảnh: TQ
Theo Bộ GTVT, cao tốc đoạn Hòa Bình - Sơn La (gồm đoạn Hòa Bình - Mộc Châu và Mộc Châu - Sơn La) có tổng chiều dài khoảng 188km, là một trong những đoạn tuyến cao tốc dài nhất cả nước được ưu tiên xây dựng mới trước năm 2030. Còn đường cao tốc Sơn La - Điện Biên dài khoảng 200km sẽ được đầu tư sau năm 2030.
Lý do chậm đầu tư đường cao tốc Sơn La - Điện Biên, theo Bộ GTVT là do không có vốn.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT đã xây dựng nhu cầu đầu tư từ vốn ngân sách Trung ương khoảng 462.000 tỷ đồng. Do nguồn lực quốc gia khó khăn nên hiện nay Bộ GTVT chỉ được phân bổ tổng số khoảng hơn 304.100 tỷ đồng. Số vốn này phải ưu tiên bố trí khoảng 147.000 tỷ đồng để hoàn thành các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước, thanh toán các khoản nợ đọng thuộc nghĩa vụ của ngân sách Nhà nước. Khoảng 157.000 tỷ đồng còn lại dành cho việc triển khai các dự án mới (trong đó tập trung bố trí khoảng 117.500 tỷ đồng cho 18 dự án đường bộ cao tốc khởi công mới).
Mức đầu tư cho một số ít các dự án động lực, cấp bách, xử lý các điểm nghẽn thuộc 5 chuyên ngành giao thông trên địa bàn 63 tỉnh/thành phố chỉ còn khoảng 39.500 tỷ đồng.
"Để quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực, đường cao tốc Sơn La - Điện Biên được hoạch định đầu tư sau năm 2030”, Bộ GTVT cho biết.
Theo Bộ GTVT, trường hợp địa phương có nhu cầu đầu tư đường cao tốc Sơn La - Điện Biên sớm hơn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đề nghị UBND tỉnh Sơn La và UBND tỉnh Điện Biên chủ động huy động nguồn lực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên cho biết, để cơ cấu lại nền kinh tế trên cơ sở liên kết vùng, việc xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tuy nhiên, theo quy hoạch đến năm 2025, cao tốc Hà Nội - Hòa Bình mới nối được tới Mộc Châu và đến năm 2030 mới vươn tới được Sơn La, còn từ Sơn La đi Tuần Giáo rồi tới Điện Biên là còn cả một chặng đường quá dài dành cho sau năm 2030.
Như thế thì sẽ khó rút ngắn được khoảng cách giữa Điện Biên với các địa phương khác để thúc đẩy phát triển công nghiệp chế tạo nông sản, phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics phục vụ nông nghiệp, nhất là con đường xuống cảng biển để xuất khẩu nông sản hàng hóa (Điện Biên là tỉnh duy nhất trong cả nước có chung đường biên giới với 2 quốc gia là Lào và Trung Quốc với gần 500 km).
Do đó, cử tri vùng Tây Bắc nói chung và cử tri tỉnh Điện Biên nói riêng đề nghị Chính phủ, Bộ GTVT quan tâm, sớm bố trí nguồn vốn để đầu tư đoạn tuyến đường cao tốc tới tỉnh Điện Biên sớm hơn lộ trình.
Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên đề nghị ngành GTVT áp dụng công nghệ tiên tiến để thi công, khởi công sớm trong giai đoạn 2021 - 2025 để sớm hoàn thành vào năm 2030 đường cao tốc Sơn La - Điện Biên song song với hoàn thành tuyến Mộc Châu - Sơn La nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, góp phần bảo vệ vùng chiến lược trọng yếu về quốc phòng và an ninh, phát huy hiệu quả liên kết vùng, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, đáp ứng mong mỏi của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.
Theo Bộ GTVT, trong điều kiện nguồn vốn hạn chế, Bộ GTVT báo cáo Chính phủ để lựa chọn các ưu tiên đầu tư cấp thiết nhất, trong đó đối với kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã bố trí vốn cho dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 279B khoảng 364 tỷ đồng, Quốc lộ 12 đoạn Km102 - Km139+650 khoảng 294 tỷ đồng.
Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) triển khai đầu tư mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên đáp ứng công suất 0,5 triệu hành khách/năm, bảo đảm khai thác máy bay A320, A321 và tương đương, với tổng mức đầu tư khoảng 1.547 tỷ đồng dự kiến khởi công đầu năm 2022 và hoàn thành trước tháng 10/2023 sẽ tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.
Như vậy, theo Bộ GTVT, đường cao tốc Sơn La - Điện Biên sẽ được hoạch định đầu tư sau năm 2030, nhưng chưa biết cụ thể là năm nào.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý