Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thảo Nguyên - Châu Yên
Thứ ba, 22/10/2024 - 17:16
(Thanh tra) - Trong những năm qua, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Nghệ An đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng, bảo tồn và phát huy những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp trong đồng bào DTTS.
Ông Vy Mỹ Sơn, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An dự khai mạc Lớp tập huấn phổ biến cung cấp thông tin cho người uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh. Ảnh: Võ Niệm
Việc phát huy vai trò của người uy tín trong đồng bào DTTS luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác vận động và coi đây là “cánh tay nối dài” của chính quyền, là cầu nối giữa đồng bào các DTTS với các cấp uỷ, chính quyền, góp phần tạo dựng lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước.
Trong giai đoạn 2019 - 2024, tỉnh Nghệ An đã bình chọn được 6.858 lượt người có uy tín tại các thôn, bản trong toàn tỉnh. Hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 926 người uy tín; các chế độ chính sách cho người có uy tín được tỉnh đặc biệt quan tâm triển khai đầy đủ.
Đến nay, 100% người có uy tín được cấp, phát Báo Nghệ An và Báo Dân tộc và Phát triển. Cấp tỉnh đã tổ chức 47 lớp tập huấn, cung cấp thông tin đến trên 3.000 lượt người có uy tín tham gia; tổ chức 3 hội nghị biểu dương tôn vinh với trên 600 người có uy tín tiêu biểu; tổ chức 7 đoàn với hơn 235 đại biểu người có uy tín đi học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh; thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán cho 6.858 lượt người có uy tín; thăm hỏi 829 lượt người có uy tín khi bị ốm đau, hoạn nạn. Bầu chọn và tổ chức cho 15 đại biểu người có uy tín tiêu biểu xuất sắc tham dự “Chương trình biểu dương điển hình tiên tiến là người có uy tín toàn quốc năm 2023” tại Hà Nội.
Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã tổ chức 69 lớp tập huấn, cung cấp thông tin; tổ chức được 56 hội nghị gặp mặt, biểu dương tôn vinh người có uy tín tiêu biểu; nhiều huyện tổ chức đưa đoàn người có uy tín của huyện đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh.
Công tác phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng DTTS - miền núi (DTTS-MN) trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2019 - 2024 đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Bằng uy tín và sự ảnh hưởng của mình, đội ngũ người có uy tín luôn gương mẫu đi đầu thực hiện, tuyên truyền, vận động, thuyết phục đồng bào chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh đó, người uy tín đã tham gia giải quyết các vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân, không để các phần tử xấu tuyên truyền, kích động, gây mất an ninh trật tự, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Tham gia có hiệu quả vào việc cảm hóa, giáo dục đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, góp phần quan trọng xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới, góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng DTTS - MN của tỉnh.
Nhiều người uy tín đã tích cực trong việc vận động Nhân dân tham gia thực hiện phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương trong việc đấu tranh, ngăn chặn nhiều hoạt động pháp luật; tích cực vận động con cháu trong gia đình, dòng họ tránh xa ma túy, không vi phạm pháp luật, không nghe và tin theo luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của kẻ xấu...
Trong tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, người có uy tín trong đồng bào DTTS đã thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền vận động Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Ngoài ra, người uy tín còn làm tốt công tác thông tin hai chiều giữa cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội để nắm tình hình trong Nhân dân ở khu dân cư, thực hiện tốt phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" kết quả đã làm chuyển biến nhận thức đời sống của đồng bào DTTS trong sản xuất, kinh doanh, công tác xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.
Trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, cấp ủy, chính quyền địa phương đã lãnh đạo, định hướng cho bà con chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế; phát động nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất giỏi, xóa đói giảm nghèo. Người uy tín đã tích cực phối hợp, đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng các phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, gương mẫu đi đầu thực hiện các mô hình sản xuất; vận động đồng bào dân tộc ở các thôn tích cực trong sản xuất.
Điển hình có nhiều gia đình người có uy tín đã áp dụng thành công mô hình kinh tế trang trại, không những cho gia đình mình thoát nghèo mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hộ thoát nghèo thông qua việc hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, giúp nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo làm giàu.
Trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, đội ngũ người uy tín tích cực phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, mặt trận đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia đi đầu trong hưởng ứng, thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Đến nay vùng DTTS-MN có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (năm 2019 chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu); có 1 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (thị xã Thái Hòa hoàn thành năm 2015); bình quân tiêu chí của vùng là 14,34 tiêu chí/xã; có 212 thôn/bản đạt chuẩn nông thôn mới (tăng thêm 115 thôn, bản) theo các tiêu chí tại Quyết định số 2337/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí thôn bản nông thôn mới áp dụng trên địa bàn các xã miền núi giai đoạn 2017-2020 và Quyết định số 1541/QĐ-UBND ngày 06/6/2022 về việc ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2022-2025.
Trong xây dựng hệ thống chính trị giữ gìn an ninh biển giới cơ sở và khối đại đoàn kết dân tộc, chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện để Nhân dân tham gia đóng góp vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự và cùng chính quyền địa phương vận động, tổ chức thực hiện; trong đó ý kiến người uy tín được quan tâm và đề cao vai trò tuyên truyền, vận động người dân tích cực thực hiện.
Người có uy tín đã tích cực tham gia và vận động Nhân dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị, chính quyền ở cơ sở như thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia xây dựng các quy ước, hương ước thôn, bản. Người uy tín đã tích cực tham gia, vận động người dân trên địa bàn xây dựng, triển khai nhiều mô hình thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, như mô hình: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Tự quản đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự thôn, làng, khu vực biên giới”, “Quản lý, giáo dục con em không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội”, “Đấu tranh với hoạt động truyền đạo trái pháp luật”, “Phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc”...
Tiếp tục phát huy vai trò của người có uy tín trên địa bàn tỉnh, các cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với những người có uy tín trong đồng bào DTTS; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người có uy tín, hoạt động đạt hiệu quả, giữ vai trò là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân.
Trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Nghệ An, đó là:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền, huy động sự tham gia của mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể các cấp trong thực hiện công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín. Đổi mới nội dung, đa dạng, linh hoạt hình thức vận động phù hợp với đặc điểm môi trường hoạt động, điều kiện hoàn cảnh khác nhau của người có uy tín, tạo điều kiện cho người có uy tín hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hai là, thực hiện tốt công tác rà soát, bổ sung và đưa ra khỏi danh sách người có uy tín; quan tâm lựa chọn người có uy tín kế cận có đủ năng lực, sức khỏe góp phần trẻ hóa đội ngũ người có uy tín, những người vừa am hiểu truyền thống văn hóa dân tộc, vừa có tri thức hiện đại, năng động, sáng tạo.
Ba là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chế độ, chính sách hiện hành đối với người có uy tín; thường xuyên tổ chức cho người có uy tín tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng kiến thức về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cập nhật tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tập huấn trang bị kiến thức pháp luật, quốc phòng, an ninh; tham quan học tập kinh nghiệm các địa phương khác.
Việc thực hiện tốt những chính sách đối với người có uy tín góp phần phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS, để người uy tín thực sự là cầu nối của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể với đồng bào DTTS trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS - MN.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng kinh tế - xã hội vùng DTTS - MN tỉnh Nghệ An, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp các sở, ngành liên quan tố chức các đợt với nhiều lớp tập huấn, cung cấp thông tin cho người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Nghệ An năm 2024.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Được đưa vào sử dụng từ tháng 10 năm 2022, Dự án nhà máy xử lý nước thải Sa Pa có tổng mức đầu tư gần 210 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án ODA và đầu tư xây dựng tỉnh Lào Cai làm chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu thi công là Công ty cổ phần kỹ thuật Seen (Hà Nội). Dự án gồm có 2 hợp phần xây dựng là trạm xử lý nước thải khu Đông Bắc và trạm xử lý nước thải khu Tây Nam thị xã Sa Pa với tổng công xuất xử lý 7500 m3/ ngày, đêm.
Đức Tài
12:26 07/11/2024(Thanh tra) - Trong các ngày từ 28/10 đến 3/11/2024, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An tổ chức Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh gồm 63 người, do đồng chí Vy Mỹ Sơn, Phó Trưởng ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã đến tham quan, học tập mô hình phát triển - kinh tế xã hội tại các tỉnh: Hoà Bình, Ninh Bình và TP Hà Nội...
Châu Yên
16:21 04/11/2024Đức Tài
14:30 04/11/2024Thông Sắc
16:02 28/10/2024Trần Đức
15:52 25/10/2024Đức Mạnh - Trần Đức
20:04 23/10/2024Phương Anh
Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam