Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nam Dũng
Thứ ba, 08/11/2022 - 17:18
(Thanh tra) - Gương mẫu trong cuộc sống, tích cực vận động người dân chấp hành tốt, thay đổi nếp nghĩ cách làm theo hướng tích cực, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang luôn phát huy vai trò, trách nhiệm là hạt nhân trong các phong trào thi đua yêu nước đã góp phần tích cực giảm thiểu tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
Pa nô tuyên truyền các quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn tại huyện Sơn Dương. Ảnh: ND
Những năm qua, người có uy tín trong đồng bào DTTS tại tỉnh Tuyên Quang có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là lực lượng nòng cốt, cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân.
Không chỉ tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đội ngũ người có uy tín đã góp phần tích cực giảm thiểu tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang cho biết, trong 5 năm gần đây, trên địa bàn tỉnh có 20.015 cặp kết hôn, trong đó có 797 cặp vợ chồng tảo hôn, chiếm 3,96% tổng số cặp kết hôn cùng thời điểm. Độ tuổi tảo hôn thường từ 15 đến 17 tuổi đối với nữ; từ 16 đến 19 tuổi đối với nam.
Đáng lưu ý là có nhiều trường hợp tảo hôn khi cả hai bên nam, nữ đang là học sinh THCS. Sau khi kết hôn, thông thường là các em bỏ học, cuộc sống hôn nhân khó khăn vất vả, thiếu kiến thức về cuộc sống cũng như việc chăm sóc, nuôi dạy con cái.
Qua khảo sát từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 3 trường hợp kết hôn cận huyết thống. Trong đó 1 trường hợp thuộc xã Sinh Long (huyện Na Hang), 2 trường hợp thuộc xã Bình An và xã Hồng Quang (huyện Lâm Bình).
Từ năm 2016, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã lựa chọn 2 xã Trung Minh, Hùng Lợi (huyện Yên Sơn) để thực hiện mô hình điểm Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”.
Đến năm 2019, triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn xã Xuân Lập (huyện Lâm Bình). Trong đó, xác định vai trò quan trọng của người uy tín để ngăn chặn tình trạng trên.
Ông Lầu Văn Thào, người dân tộc Mông, Bí thư Chi bộ Nà Tang, xã Hùng Lợi (huyện Yên Sơn) trong 18 năm qua liên tục được UBND tỉnh Tuyên Quang công nhận là người có uy tín.
Sinh ra và lớn lên ở Hùng Lợi, ông Thào chứng kiến không ít nỗi đau vì tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của đồng bào mình. Cho nên, khi làm cán bộ thôn, ông luôn coi tuyên truyền, vận động giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là nhiệm vụ trọng tâm của chi bộ.
“Mình phải hiểu rõ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là gì, hệ lụy của nó ra sao thì mới vận động được. Hơn nữa, cần nhấn mạnh dứt khoát, kiên quyết để đồng bào hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật” - ông Thào quán triệt đến 100% đảng viên; cán bộ thôn vận động con, em, người thân trong gia đình không vi phạm.
Nếu như trước đây, mỗi năm cứ 10 cặp vợ chồng lấy nhau thì có 8 cặp là tảo hôn, nay tình trạng này chỉ còn khoảng 4 - 5 cặp, giảm từ 40 - 50%.
Nỗ lực của ông Thào cũng như đội ngũ người có uy tín của xã Hùng Lợi, Trung Minh (huyện Yên Sơn); Xuân Lập (huyện Lâm Bình) góp phần thực hiện hiệu quả đề án.
Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn xã Trung Minh, Hùng Lợi (huyện Yên Sơn) có 214 cặp vợ chồng kết hôn, trong đó số cặp kết hôn đủ tuổi là 159 cặp, số cặp tảo hôn 55 cặp. Số cặp vợ chồng tảo hôn qua các năm không tăng.
Tại xã Xuân Lập (huyện Lâm Bình) có tổng số 109 cặp vợ chồng kết hôn, trong đó số cặp kết hôn đủ tuổi 89 cặp, số cặp tảo hôn 20 cặp, chiếm tỷ lệ 18,3% so với tổng số cặp vợ chồng kết hôn.
Bên cạnh những xã thực hiện đề án, đội ngũ người có uy tín trên địa bàn toàn tỉnh Tuyên Quang luôn có nhận thức đầy đủ về hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và tăng cường các giải pháp ngăn chặn.
Trước đây, tại Bản Pước, xã Thổ Bình (huyện Lâm Bình) tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống diễn ra phổ biến trong đồng bào Tày, Dao. Thôn hiện có 128 hộ (112 hộ dân tộc Tày, 14 hộ dân tộc Dao), từ hơn chục năm qua không xảy ra tình trạng trên.
Đóng góp vào kết quả đó có vai trò của ông Phùng Vinh Chu, Bí thư Chi bộ, người uy tín của thôn. Ông kể: “Khi nghe ngóng được một vụ tảo hôn sắp diễn ra trong thôn, tôi lập tức đến tận nhà hỏi thăm và vận động người dân. Có một vài hộ dân chưa hiểu, từ chối lắng nghe nhưng tôi cứ kiên trì mãi thì họ cũng hiểu và thực hiện”.
Ngoài ra, tranh thủ những lúc quây quần bên bếp lửa, những ví dụ đơn giản, gần gũi về tảo hôn, cận huyết thống và tác hại của nó cũng được ông Chu nêu ra để người dân hình dung được rõ về tình trạng này. Bằng uy tín, cách nói thuyết phục, ông Chu vận động thành công nhiều hộ bỏ ý định cho con kết hôn khi chưa đủ tuổi và tiến tới xóa bỏ được tình trạng trên.
Hay như chị Hoàng Thị Căn (34 tuổi, dân tộc Dao), Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Thẳm Hon, xã Hồng Quang (huyện Lâm Bình) được công nhận là người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2019. Mặc dù là người uy tín mới và trẻ song “trọng lượng” tiếng nói của chị Căn như người cao niên trong thôn.
Cả thôn Thẳm Hon có 82 hộ, trên 390 nhân khẩu; 100% là đồng bào Dao. Chị Căn cùng với tổ hòa giải thường xuyên gần gũi, sâu sát cơ sở, tìm hiểu nắm bắt kịp thời tình hình trong thôn và khéo léo giải quyết sự việc hợp tình, hợp lý. Các gia đình hay cá nhân trong thôn nảy sinh khúc mắc gì, từ mâu thuẫn vợ chồng đến tranh chấp đất đai… đều được chị Căn và tổ hòa giải kịp thời tháo gỡ vướng mắc.
Nhờ sự uy tín của mình, chị Căn vận động đồng bào Dao chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng bào Dao đoàn kết vươn lên phát triển kinh tế gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong mỗi đám cưới của thôn, 100% phụ nữ mặc trang phục dân tộc truyền thống. Thôn không có đơn thư khiếu nại nhờ làm tốt công tác hòa giải ngay từ cơ sở.
Đó là các điển hình trong 1.119 người uy tín của tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực, phát huy vai trò có người uy tín để làm tốt hơn nữa vai trò “cầu nối” giữa Đảng, chính quyền với đồng bào dân tộc thiểu số
Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là hủ tục của một số dân tộc thiểu số tại địa phương. Do đó, xóa bỏ hủ tục này là hành trình lâu dài, cần sự tham gia của các cấp, các ngành, các thành phần. Trong đó, có vai trò của người có uy tín là vô cùng quan trọng vì đây lực lượng gần dân, sát dân nhất.
Để phát huy hơn nữa vai trò của người có uy tín, cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho người có uy tín; chăm lo thực hiện chính sách, kịp thời biểu dương để người có uy tín phát huy hơn nữa vai trò trong hành trình phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Mới đây, ngày 04/11/2022, ông Nguyễn Thế Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021 - 2025 đã đi kiểm tra tình hình và tiến độ triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025 tại một số địa phương trong tỉnh đã nhấn mạnh: Xác định mục tiêu nhằm nâng cao đời sống, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giảm khoảng cách về mức sống cho người DTTS và miền núi. Quyết tâm cao, quyết liệt, chủ động, xây dựng lộ trình tiến độ thực hiện từng dự án, chương trình cụ thể, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện chương trình. Đối với các dự án, tiểu dự án không có khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kinh phí đã được giao.
"Đẩy nhanh tiến độ tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn cơ sở, tạo mọi điều kiện thuận lợi, dễ làm, dễ thực hiện khi triển khai thực hiện chương trình, không tạo thêm các thủ tục hành chính ngoài quy định, không tạo thêm khó khăn vướng mắc, theo chức năng, nhiệm vụ và dự án được phân công chủ trì thực hiện, thường xuyên nắm bắt tình hình cơ sở, chủ động phối hợp với cơ sở, báo cáo đề xuất UBND tỉnh những khó khăn vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời giải quyết và không để khó khăn, vướng mắc phát sinh tại cơ sở" - ông Giang chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Ông Giang cũng yêu cầu cấp huyện, thị thực hiện phân cấp và giao chỉ tiêu cụ thể, hướng dẫn nghiệp vụ cho cấp xã nắm chắc các nhiệm vụ triển khai thực hiện chương trình. Các nhiệm vụ, nội dung thực hiện phải được cụ thể hoá, có lộ trình tiến độ triển khai thực hiện.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.
Lợi Châu
19:47 23/11/2024(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.
Thảo Nguyên - Anh Mạnh
19:52 23/10/2024Minh Tân - Vũ Linh
08:00 30/07/2024Nam Dũng
21:12 09/12/2023Nam Dũng
11:57 16/11/2023Nam Dũng
22:09 08/11/2023Trần Quý
Kim Thành
Vũ Linh
Hương Giang
Lê Phương
Trần Quý
Hải Viên
Phương Hiếu
Trần Quý
Minh Nghĩa - Đình Thanh
Uyên Uyên
Nam Dũng