Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thúc đẩy thí điểm xét nghiệm COVID -19 sử dụng mẫu nước bọt

Hương Giang

Thứ ba, 08/06/2021 - 21:36

(Thanh tra) - Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID -19 yêu cầu, Bộ Y tế khẩn trương ban hành hướng dẫn tự lấy mẫu xét nghiệm; thúc đẩy thí điểm công nghệ xét nghiệm COVID-19 sử dụng mẫu nước bọt; nhanh chóng tiếp cận công nghệ kết hợp giữa xét nghiệm sinh học với quang học, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Thường trực Ban Chỉ đạo và các chuyên gia nhận định, nếu kiểm soát tốt, tình hình dịch bệnh cơ bản được khống chế, dập được dịch trong tháng 6 nhưng sẽ vẫn ghi nhận các ca mắc lẻ tẻ trong cộng đồng. Ảnh: Đình Nam

Chiều ngày 8/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID -19 chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo.

Khẩn trương đúc rút kinh nghiệm chống dịch trong khu công nghiệp

Tại cuộc họp, các thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, qua thực tiễn tình hình dịch bệnh tại Bắc Ninh và Bắc Giang, một trong những vấn đề đáng lo nhất hiện nay là dịch bệnh xuất hiện trong các khu công nghiệp nhưng không được phát hiện nhanh.

Qua báo cáo của các đơn vị về năng lực xét nghiệm, các ý kiến thống nhất cần tích cực chuẩn bị các giải pháp từ sớm để trong tình huống dịch xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt tại các khu công nghiệp thì tổ chức xét nghiệm ngay từ những ngày đầu.

Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương ban hành hướng dẫn tự lấy mẫu xét nghiệm; thúc đẩy thí điểm công nghệ xét nghiệm COVID-19 sử dụng mẫu nước bọt; nhanh chóng tiếp cận công nghệ kết hợp giữa xét nghiệm sinh học với quang học, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo Bộ Y tế, công nghệ xét nghiệm COVID-19 sử dụng mẫu nước bọt và công nghệ xét nghiệm quang học đã được thực hiện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2, bước đầu cho kết quả khả quan. Trong tuần này, Bộ Y tế sẽ đánh giá để đề xuất, triển khai thí điểm tại các vùng có dịch.

Thường trực Ban Chỉ đạo cũng giao Bộ Y tế khẩn trương đúc rút kinh nghiệm phòng, chống dịch trong khu công nghiệp tại Bắc Ninh, Bắc Giang, phổ biến ngay cho các địa phương, nhất là những địa bàn có nhiều khu công nghiệp để có các bước chuẩn bị, không để bị động.

Số ca mắc mới bắt đầu có xu hướng chững lại

Đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh trong nước cơ bản đã được kiểm soát. Bộ Y tế nhận định trong những ngày tới, tại Bắc Giang, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới do nhiều trường hợp đã bị phơi nhiễm từ trước, hầu hết đã được cách ly hoặc trong khu vực phong tỏa, số ca mắc mới bắt đầu có xu hướng chững lại.

Ban Chỉ đạo lưu ý, các địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang và TP Hồ Chí Minh cần tiếp tục huy động toàn bộ lực lượng đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch, chú trọng ở mức cao nhất công tác giám sát, phát hiện tại cộng đồng và đảm bảo an toàn cao nhất với các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Bộ Y tế cần tiếp tục theo dõi chặt tình hình dịch bệnh tại Bắc Ninh, Bắc Giang; TP Hồ Chí Minh và một số địa phương lân cận (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu)… theo sát tình hình Lạng Sơn; rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch tại Điện Biên.

Hoàn thiện chu trình quản lý khép kín người nhập cảnh

Cũng tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo nghe báo cáo việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo trong việc chấn chỉnh các khâu đưa đón chuyên gia, người Việt Nam bị mắc kẹt ở nước ngoài về nước thành quy trình khép kín.

Do nhu cầu đưa đón chuyên gia nước ngoài, người Việt Nam bị mắc kẹt ở nước ngoài về nước hiện rất lớn, Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, Bộ Thông tin và Truyền thông cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống công nghệ người nhập cảnh vào Việt Nam để Bộ Y tế nghiệm thu trong tuần tới.

Dự kiến, những người nhập cảnh vào Việt Nam được phân loại thành các nhóm khác nhau. Trong đó, người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 được kiểm tra bằng các xét nghiệm khác nhau để khẳng định chứng minh hiệu quả việc tiêm vaccine (bởi các loại vaccine hiện hành có hiệu quả từ 70-90%), sau đó, việc thực hiện cách ly rút ngắn xuống còn 7 ngày.

Các đại biểu lưu ý, hệ thống công nghệ quản lý người nhập cảnh phải phân rõ trách nhiệm của cá nhân người nhập cảnh; trách nhiệm của các tổ chức như đại sứ quán khi tiếp nhận người đăng ký đến Việt Nam, các bộ ngành thành viên “tổ 5 người” quyết định các chuyến bay nhập cảnh, giải cứu, chính quyền cơ sở, cơ quan y tế theo dõi người nhập cảnh thực hiện theo dõi y tế sau khi hoàn thành cách ly tập trung…

Thường trực Ban Chỉ đạo và các chuyên gia nhận định, nếu kiểm soát tốt, tình hình dịch bệnh cơ bản được khống chế, dập được dịch trong tháng 6 nhưng sẽ vẫn ghi nhận các ca mắc lẻ tẻ trong cộng đồng, khác với cả khoảng thời gian dài không ghi nhận ca nhiễm như trước đây.

Tuy nhiên, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trong nước và nhiều nước trên thế giới chưa thể có miễn dịch cộng đồng sớm. Do đó, các lực lượng không chủ quan, lơ là, thực hiện nghiêm thông điệp 5K.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh: Tránh lãng phí tài sản công sau sáp nhập các xã

Bắc Ninh: Tránh lãng phí tài sản công sau sáp nhập các xã

(Thanh tra) - Từ 1/12/2024, tỉnh Bắc Ninh giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã, Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu, phải có phương án sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí và không để tham ô, tham nhũng, trục lợi cá nhân đối với trụ sở công, tài sản công dôi dư.

14:59 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm