00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chủ tịch Quốc hội: “Xây dựng pháp luật có tiêu cực”

Hương Giang

Thứ năm, 12/09/2024 - 17:11

(Thanh tra) - Lưu ý “xây dựng pháp luật có tiêu cực chứ không phải không có”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, chưa có là do chưa phát hiện, chưa kiểm tra để xử lý.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý trong xây dựng pháp luật có tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. Ảnh: P.Thắng

Vấn đề “xây dựng pháp luật có tiêu cực” được Chủ tịch Quốc hội nêu ra khi cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024, ngày 12/9.

“Luật ra đời phải có chất lượng và tuổi thọ”

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, công sức làm một luật, một nghị quyết rất lớn và muốn luật, nghị quyết đi vào cuộc sống thì phải kiểm tra.

“Phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tới nơi, tới chốn. Chỗ nào làm tốt thì biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải phê bình, kiểm điểm”, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Nêu rõ mong muốn và yêu cầu “luật ra đời phải có chất lượng và tuổi thọ”, muốn vậy, theo Chủ tịch Quốc hội, “gốc” của vấn đề xây dựng pháp luật phải từ bộ, ngành.

“Bộ trưởng, thứ trưởng và các vụ có liên quan phải ngồi nhiều lần, nhiều cuộc, phải xem từng khoản, từng điều, từng chương thì luật, nghị quyết đó mới có chất lượng”, Chủ tịch Quốc hội nói và nhận xét “vừa qua lãnh đạo không vào cuộc mà giao cho bộ phận chuyên môn”.

Đặc biêt, Chủ tịch Quốc hội lưu ý “xây dựng pháp luật có tiêu cực chứ không phải không có”. Theo ông, chưa có là do chưa phát hiện, chưa kiểm tra để xử lý. “Có lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng pháp luật”, ông Trần Thanh Mẫn nêu rõ.

Từ đó, ông đề nghị Bộ Tư pháp giúp tăng cường kiểm soát, kiểm tra bởi quá trình xây dựng pháp luật, “ngành nào cũng muốn đưa lợi ích của ngành mình vào”.

“Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải làm tốt từng khâu, từng đoạn, đạt yêu cầu về chất lượng, không chạy theo số lượng, lấy quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm.

Chúng ta siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật, không bị chi phối, tác động bởi bất cứ một lợi ích nhóm cục bộ nào trong xây dựng pháp luật”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: P.Thắng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng cho biết, Thường trực Ủy ban này đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan tham gia quy trình xây dựng pháp luật thực hiện nghiêm Quy định số 178-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Qua đó, kịp thời phát hiện và xử lý những quy định có dấu hiệu sơ hở, cài cắm “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ, tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực.

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội được đề nghị tăng cường công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức giám sát chuyên đề, giải trình các nội dung văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp với thực tiễn… 

Có luật 5 năm sửa 5 lần vì vướng thủ tục

Đề cập đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá những năm qua đạt được rất nhiều tiến bộ.

Theo ông Định, hiện thủ tục hành chính chỉ quy định trong luật, và cùng lắm quy định trong nghị định của Chính phủ, không giao các bộ quy định. Điều này giúp giảm thủ tục hành chính, nhưng dẫn tới luật quy định quá nhiều thủ tục.

“Luật hiện nay đưa thủ tục lẽ ra thuộc thẩm quyền của Chính phủ vào thành thẩm quyền của Quốc hội. Thành ra, chúng ta thấy đầu tư, ngân sách, nhiều thứ liên quan thủ tục và khi thực thi vướng lại phải sửa luật. Có luật 5 năm sửa 5 lần”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói và đề nghị phải xem lại.

“Kiểm soát thủ tục hành chính đang rất tốt, nhưng phải giao bớt cho Chính phủ. Tất nhiên, không giao cho các bộ nhưng hạn chế đưa vào luật, đưa vào luật nhiều thủ tục dẫn tới Chính phủ không xoay xở được”, theo lời ông Định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: P.Thắng

Vấn đề nữa, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định văn bản quy định chi tiết phải dự thảo ngay để đến khi có hiệu lực đồng thời với hiệu lực của luật.

“Chỗ này không bao giờ làm được. Đây là một điều không khả thi”, ông nhận xét và đánh giá dù Chính phủ rất quyết tâm, rất cố gắng nhưng vẫn nợ.

“Một luật sống rất lâu dài, không phải ra một luật là tất cả các văn bản quy định chi tiết phải có hết ngay, có những vấn đề phát sinh sau thì ra văn bản sau. Cho nên, chưa ra văn bản là bảo nợ, chưa ra văn bản là luật chưa đi vào cuộc sống có vẻ không phải”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói và đề nghị nghiên cứu lại khái niệm "văn bản nợ đọng".

Trước đó, trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban này nhận định số lượng văn bản quy định chi tiết nợ mới phát sinh nhiều, văn bản nợ đọng kéo dài chưa được khắc phục triệt để; số lượng văn bản ban hành chậm, không bảo đảm hiệu lực thi hành đồng thời với luật còn nhiều.

Thường trực Ủy ban Pháp luật kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng đôn đốc và có giải pháp cụ thể, kịp thời ban hành 133 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết có hiệu lực thi hành trong thời gian tới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Lễ trao Giải Búa liềm Vàng lần thứ IX

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Lễ trao Giải Búa liềm Vàng lần thứ IX

(Thanh tra) - Tối 20/1, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng Nhà nước cùng các đại biểu dự Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024. Báo Thanh tra trân trọng giới thiệu phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ trao giải.

TKBT

23:01 20/01/2025
Quảng Bình: Kết thúc hoạt động của Sở Ngoại vụ

Quảng Bình: Kết thúc hoạt động của Sở Ngoại vụ

(Thanh tra) - Tỉnh uỷ Quảng Bình vừa có Kết luận số 970-KL/TU do Bí thư Lê Ngọc Quang ký ban hành về một số nội dung tiếp tục triển khai sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh này.

Lê Hữu Chính

22:23 20/01/2025

Tin mới nhất

Xem thêm