Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Chính phủ đã chuẩn bị các giải pháp kiểm soát rủi ro, nhất là áp lực lạm phát gia tăng”

Hương Giang

Thứ sáu, 07/01/2022 - 21:22

(Thanh tra) - “Quy mô gói hỗ trợ khá lớn, bên cạnh đánh giá tác động của chính sách, Chính phủ đã nhận diện và chuẩn bị các giải pháp kiểm soát rủi ro có thể xảy ra, nhất là áp lực lạm phát gia tăng trong 2022- 2023”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Đ.X

Chiều ngày 7/1, 3 tư lệnh ngành (Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kế hoạch và Đầu tư) tham gia giải trình về gói chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội thực hiện trong 2 năm (2022-2023).

Giảm thuế VAT sẽ lan tỏa tốt hơn, kích thích tiêu dùng

Về chính sách tài khóa, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói, phần tác động đến bội chi ngân sách là 240 nghìn tỷ đồng, trong đó thuế là 64 nghìn tỷ. “Mức giảm thuế này gấp 3 lần so với 2021 và chi ngân sách cũng lớn nhất từ trước đến nay”, ông Phớc nói.

Trước ý kiến đại biểu cho rằng giảm 2% thuế VAT là nhỏ, cần giảm đến 5%, ông Phớc cho rằng, năm 2022 sẽ giảm 2% với mặt hàng có thuế suất 10%, trừ một số ngành viễn thông, tài chính, bảo hiểm ngân hàng, bất động sản… giúp giảm 49,4 nghìn tỷ đồng.

Nếu hàng hóa chỉ chịu 5% thuế VAT thì số giảm lớn, gây áp lực, gây mất cân đối ngân sách, nên Bộ trưởng Tài chính xin “giữ nguyên như tờ trình”.

Với ý kiến đề nghị giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thay vì giảm thuế VAT, Bộ trưởng Phớc cho rằng, đây là vấn đề mới nên cần tiếp tục được nghiên cứu.

Tuy vậy, theo ông Phớc, giảm 2% thuế VAT thì có tác dụng rộng hơn, lan tỏa tốt hơn, kích thích tiêu dùng cho nền kinh tế. Còn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp thua lỗ, khó khăn không được hưởng để có thêm nguồn lực.

Thêm vào đó, nếu giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì báo cáo tài chính không minh bạch giữa chi phí và thuế, cũng như không đúng với pháp luật về thuế hiện nay và chuẩn mực kế toán.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: Đ.X

Với đề xuất tăng thuế giao dịch chứng khoán, bất động sản, theo ông Phớc, hiện với doanh nghiệp chuyển nhượng chứng khoán thì thu 20%/thu nhập. Còn chuyển nhượng bất động sản, với doanh nghiệp là 20%/thu nhập, cá nhân là 2%/giá trị hợp đồng.

Bộ trưởng cho rằng, hiện thị trường chứng khoán rất tốt, là kênh thu hút vốn quan trọng cho nền kinh tế, năm 2021 huy động được 7,77 triệu tỷ đồng nên đề nghị giữ nguyên. Thay vào đó, là tập trung siết trái phiếu doanh nghiệp mà không có tài sản thế chấp. Còn chuyển nhượng tài sản cá nhân thì nộp thuế đúng với giá bán thực tế để tránh thất thu thuế.

Chính sách tiền tệ cần linh hoạt, lúc đưa tiền ra, lúc rút tiền về

Về gói tiền tệ, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay đây là gói bổ sung ngoài khuôn khổ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, cũng như thực hiện đề án tái cơ cấu. Khi đánh giá tổng thể dư địa chính sách, dư địa chính sách tiền tệ ở chương trình này ít, chủ yếu dựa vào chính sách tài khóa.

Theo bà Hồng, khi đưa tiền ra qua chính sách tài khóa, Chính phủ đã cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sự linh hoạt của chính sách tiền tệ, mục tiêu đảm bảo kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

“Do tính chất ngắn hạn của chính sách tiền tệ nên cần sự linh hoạt theo sát thị trường, có lúc phải đưa tiền ra và có lúc rút tiền về, nên tại thời điểm xây dựng chương trình này khó có thể lượng hóa được lượng tiền ra từ chính sách tiền tệ”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông tin.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước . Ảnh: Đ.Xgo

Với việc giảm lãi suất, bà Hồng cho hay đây là nhiệm vụ trọng tâm trong điều hành của ngành ngân hàng. Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung giảm nhanh lãi suất, cũng như chỉ đạo các tổ chức tín dụng điều tiết tiền tệ để giảm lãi suất cho vay, theo đó, trong năm 2020 giảm khoảng 1% và năm 2021 tiếp tục giảm 0,8%.

“Từ khi dịch COVID -19 bùng phát đến nay thì toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã giảm lãi, phí gần 40 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân”, bà Hồng nói.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, hiện lạm phát trên thế giới có xu hướng gia tăng, các ngân hàng Trung ương trên thế giới bắt đầu thu hẹp chính sách tiền tệ và xu hướng lãi suất tăng lên.

Trong khi, nền kinh tế của Việt Nam đặt ra yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất, theo bà Hồng là “vấn đề thực sự khó khăn”. Tuy nhiên, trong xây dựng chương trình phục hồi này, Chính phủ đã cân nhắc và đưa ra giải pháp là phấn đấu chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay từ 0,5-1% trong 2 năm để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân.

Xin tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, bà Hồng khẳng định sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để cho vay đúng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục hạn chế gói hỗ trợ trước đây.

Hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo công bằng nhưng không cào bằng

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng trấn an những lo ngại của các đại biểu.

“Chính phủ nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa phục vụ tăng trưởng và phát triển lâu dài, thúc đẩy cả cung và cầu của nền kinh tế”, ông Dũng nói.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Đ.X

Ông Dũng cho biết, các chính sách hỗ trợ sẽ tập trung vào những ngành cần thiết, trước mắt là nâng cao năng lực phòng chống dịch ngành Y tế; phát triển hệ thống hạ tầng giao thông chiến lược, kết nối cửa khâu đông bắc, các khu công nghiệp, khu kinh tế...

Ngoài ra, phân bổ nguồn vốn sẽ hài hòa giữa các vùng miền, tạo động lực mới trong phát triển, đảm bảo công bằng, nhưng không cào bằng, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư lĩnh vực, ngành có tính lan tỏa.

Bộ trưởng Dũng đồng ý với các đại biểu Quốc hội là gói hỗ trợ quy mô tương đối lớn, thời gian thực hiện tương đối ngắn nên khả năng hấp thụ, đảm bảo đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra là “thách thức rất lớn”.

“Quy mô khá lớn, bên cạnh đánh giá tác động của chính sách, Chính phủ đã nhận diện và chuẩn bị các giải pháp kiểm soát rủi ro có thể xảy ra ,nhất là áp lực lạm phát gia tăng trong 2022- 2023. Trong quá trình thực hiện, Chính phủ sẽ theo dõi chặt chẽ thường xuyên diễn biến tình hình giá cả trong nước và thế giới để có phản ứng phù hợp để kiểm soát lạm phát”, ông cho biết.

Ông Dũng cũng nhấn mạnh sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm toán, thanh tra, nhất là trước và trong quá trình xây dựng công trình để nâng cao tính công khai, minh bạch; phòng, chống tham nhũng, xin - cho, lợi ích nhóm.

“Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước, yêu cầu các cơ quan liên quan tham gia vào cuộc ngay từ đầu việc triển khai các chính sách đặc thù, nhất là cơ chế chỉ định thầu, đẩy mạnh công nghệ thông tin để bảo đảm năng suất hiệu quả, hiệu lực”, Bộ trưởng giải trình trước Quốc hội.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông (Lào Cai)

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông (Lào Cai)

(Thanh tra) - Sáng 22/12/2024, UBND tỉnh Lào Cai, Đài truyền hình Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà) và thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai). Buổi lễ được tổ chức đồng thời theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại 3 địa điểm. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại điểm cầu thôn Làng Nủ.

17:00 22/12/2024
Ngày Chúa Giáng sinh cũng như ngày Đức Phật Đản sinh đều mang sứ mệnh cao cả là hoà bình cho nhân loại

Ngày Chúa Giáng sinh cũng như ngày Đức Phật Đản sinh đều mang sứ mệnh cao cả là hoà bình cho nhân loại

(Thanh tra) - Hoà thượng Thích Thanh Quyết - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo Trung ương, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, cùng một số tăng ni, phật tử đến Giáo xứ Hòn Gai (Hạ Long, Quảng Ninh) và Giáo xứ Phủ Lý (Hà Nam) chúc mừng nhân dịp Giáng sinh 2024.

Trà Vân

12:09 22/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm