Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Việt Nam đóng vai trò tích cực vào thúc đẩy hợp tác khu vực

Thứ sáu, 15/03/2013 - 18:10

Chiều 15/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Việt Nam về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến đi dự các Hội nghị cấp cao về thúc đẩy hợp tác khu vực tại Lào và thăm một số tỉnh của Lào từ ngày 12 - 15/3.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone, sáng 12/3

Trong thời gian tại Lào, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đã dự Hội nghị Cấp cao 4 nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 6 (CLMV6), Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawadi – Chao Phraya – Mekong lần thứ 5 (ACMECS 5), Đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, chủ trì Hội nghị Cấp cao Campuchia – Lào – Việt Nam lần thứ 7 (CLV7); thăm tỉnh Xiengkhuang và tỉnh Huaphanh. Bên lề các Hội nghị cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến, tiếp xúc song phương với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen; Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham. Đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịchTại Hội nghị Cấp cao CLMV6, lãnh đạo các nước CLMV nhấn mạnh cam kết tăng cường mối quan hệ truyền thống hữu nghị, láng giềng tốt và cùng có lợi giữa bốn nước. Hội nghị nhất trí cần tăng cường hợp tác trong thời gian tới, tập trung vào đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịch; thực hiện các hiệp định đã ký trong các khuôn khổ song phương và đa phương giữa các nước CLMV, tiếp tục áp dụng mô hình “một cửa - một điểm dừng” ở các cặp cửa khẩu khác để thuận lợi hoá cho các hoạt động thương mại, đầu tư; triển khai kịp thời Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch tổng thể ASEAN về kết nối để đẩy mạnh quá trình hội nhập trong ASEAN.  Đồng thời, tăng cường kết nối giao thông, tận dụng tốt nhất các hành lang trong khu vực như hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Bắc - Nam và Hành lang phía Nam, tạo thuận lợi cho giao thông trên các tuyến nối giữa Lào, Myanmar, Việt Nam và đẩy mạnh triển khai Hiệp định đa phương CLMV về Dịch vụ hàng không.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mục tiêu lớn của hợp tác giữa bốn nước là tăng cường hội nhập khu vực, củng cố và nâng cao vai trò của các nước CLMV trong chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa bốn nước CLMV với các nước còn lại trong ASEAN. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao và có thể tận dụng được nguồn lực nội tại cũng như huy động các nguồn lực từ bên ngoài.  Đồng thời đẩy mạnh hợp tác giữa bốn nước trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch. Các nước cần tập trung vào việc hoàn thiện hạ tầng "mềm" của các tuyến hành lang, nghiêm chỉnh thực hiện các thỏa thuận song phương và đa phương trong lĩnh vực giao thông và triển khai mô hình "một cửa - một điểm dừng" tại các cửa khẩu quốc tế. Bên cạnh đó, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực; chủ động tăng cường các chương trình liên kết đào tạo với các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển.  Những điểm định hướng hợp tác trong tương laiThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7 (CLV 7). Hội nghị đã tập trung rà soát lại tình hình triển khai các hoạt động hợp tác thời gian qua và thảo luận về phương hướng hợp tác tương lai.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7, chiều 12/3 Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba nước trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, hợp tác bình đẳng, các bên cùng có lợi, vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, đồng thời cam kết thúc đẩy khu vực này phát triển hài hoà và thịnh vượng thông qua việc tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả, chất lượng hợp tác và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong khu vực.  Ba Thủ tướng cũng đã đánh giá cao những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực Tam giác phát triển CLV trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực còn nhiều khó khăn.  Về định hướng hợp tác trong tương lai, trên cơ sở các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận giao Uỷ ban Điều phối tập trung thực hiện ngay 9 điểm sau: tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm triển khai một cách hiệu quả hơn nữa Quy hoạch tổng thể đã được điều chỉnh năm 2010; rà soát lại các thoả thuận song phương và đa phương hiện có của ba nước và xây dựng hiệp định về xúc tiến tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực Tam giác phát triển CLV để trình ký tại Hội nghị cấp cao CLV lần thứ 8; giao Bộ trưởng Giao thông ba nước xây dựng các quy trình để thực hiện có hiệu quả bản Ghi nhớ ba bên về giao thông đường bộ giữa Chính phủ ba nước tại Champasak, Lào; nhất trí coi việc phát triển ngành công nghiệp cao su là một ưu tiên hợp tác phát triển kinh tế giữa ba nước; tập trung phát triển nguồn lao động chất lượng cao phục vụ các dự án đầu tư tại khu vực; kêu gọi các đối tác phát triển tích cực hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ cùng Chính phủ ba nước phát triển kinh tế - xã hội của Khu vực Tam giác phát triển; Uỷ ban Điều phối và các cơ quan hữu quan chủ động và tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại; đảm bảo môi trường an ninh, an toàn và ổn định cho các nhà đầu tư và người dân tại Khu vực Tam giác phát triển; triển khai các thỏa thuận trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình chung và kế hoạch hành động để bảo tồn các công viên tự nhiên trong khu vực Tam giác phát triển CLV.  Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng ba nước đã ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV khẳng định cam kết của Chính phủ ba nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân 13 tỉnh khu vực Tam giác phát triển và biến Tam giác phát triển thành ví dụ điển hình của thành công trong hợp tác khu vực. Việc Việt Nam tổ chức Hội nghị Cấp cao CLV7 đã góp phần tích cực thúc đẩy cơ chế hợp tác ba nước trong khu vực Tam giác phát triển, khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc triển khai Quy hoạch Tam giác phát triển CLV đến năm 2020, củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện với Lào, củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Campuchia.  Hợp tác ACMECS gắn với tiến trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN Hội nghị cấp cao ACMECS 5 đã nhìn lại chặng đường 10 năm hợp tác ACMECS và rà soát tình hình triển khai việc thực hiện Tuyên bố Phnom Penh và Chương trình hành động 2010 - 2012 trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên như tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng, giao thông, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, y tế, an sinh xã hội và môi trường.    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị ACMECS 5 Định hướng cho các hoạt động hợp tác tương lai, các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra tại Tuyên bố Bagan vì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các nước thành viên, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực.  Các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Vientiane và Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015, theo đó gắn kết hơn nữa hợp tác ACMECS với quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nâng cao tính cạnh tranh, vai trò và vị trí của các nước ACMECS trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hợp tác ACMECS trong giai đoạn tới cần hướng đến 3 mục tiêu chính là: tăng tính cạnh tranh của các quốc gia thành viên trên cơ sở gắn kết thị trường, hình thành chuỗi cung ứng và sản xuất khu vực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015; bảo đảm phát triển bền vững của khu vực, quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng với các mục tiêu nêu trên, các chương trình hợp tác không nên quá dàn trải mà cần tập trung vào một số nội dung chính như: thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch thông qua các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh hơn nữa kết nối khu vực với trọng tâm là phát triển các tuyến hành lang kinh tế như Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) và các tuyến giao thông xuyên quốc gia khác…; đẩy mạnh hợp tác trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong; khuyến khích hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các viện nghiên cứu; tăng cường phối hợp thực hiện đánh giá chung về tác động môi trường xuyên biên giới và giải quyết những thách thức chung về môi trường;…   Lãnh đạo các nước thành viên ACMECS (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar) và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh tại phiên khai mạc Hội nghị ACMECS 5, ngày 13/3 Phát biểu tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của khu vực doanh nghiệp ACMECS trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia cũng như tiến trình hợp tác và hội nhập khu vực.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội đồng kinh doanh ACMECS cùng tham gia thực hiện Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015 và bày tỏ mong muốn nhận được phản hồi của các doanh nghiệp về tính thiết thực và tác động của các nội dung hoạt động để có sự điều chỉnh kịp thời.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo trong buổi đối thoại với khu vực doanh nghiệp ACMECS Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại và đầu tư, đưa ACMECS trở thành sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp khu vực và quốc tế. Thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt-LàoSau khi tham dự các Hội nghị Cấp cao khu vực tổ chức tại Vientiane, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm tỉnh Xieng Khouang và tỉnh và tỉnh Huaphanh. Xieng Khouang là địa phương nằm ở khu vực phía Bắc còn nhiều khó khăn của Lào và có chung đường biên giới với tỉnh Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng tham dự một số sự kiện tại Xieng Khouang với Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào, ngày 14/3 Tại Xieng Khouang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp lãnh đạo chủ chốt Xieng Khouang, cùng với Thủ tướng Thoongsing Thammavong đồng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào; gặp gỡ đại diện bà con Việt kiều và Hội người Việt tại tỉnh Xieng Khouang. Tại tỉnh Huaphanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ xúc động lần đầu tiên đến thăm vùng đất căn cứ địa của cách mạng Lào, nơi thẫm đẫm tình hữu nghị keo sơn gắn bó của liên minh chiến đấu Việt – Lào.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiều năm qua cũng như đánh giá cao quan hệ hợp tác cùng phát triển, giúp đỡ lẫn nhau, cùng xây dựng và bảo vệ đường biên giới hòa bình, hữu nghị và và phát triển giữa Huaphanh với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương Việt Nam tiếp tục hỗ trợ hợp tác với Huaphanh trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh hợp tác về thương mại và đầu tư.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong tham dự lễ khởi công sân bay Nong Khang, tỉnh Huaphanh - Ảnh: TTXVN Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Dâng hương tại Đài Tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam và Đài Tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Lào, tại tỉnh Huaphanh. Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới các địa phương của Lào đã góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, làm sâu sắc hơn nữa sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước; trao đổi các biện pháp thúc đẩy, tăng cường hợp tác, đầu tư Việt Nam - Lào và trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.(Theo Chinhphu.vn)

Trong thời gian tại Lào, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đã dự Hội nghị Cấp cao 4 nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 6 (CLMV6), Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawadi – Chao Phraya – Mekong lần thứ 5 (ACMECS 5), Đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, chủ trì Hội nghị Cấp cao Campuchia – Lào – Việt Nam lần thứ 7 (CLV7); thăm tỉnh Xiengkhuang và tỉnh Huaphanh. Bên lề các Hội nghị cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến, tiếp xúc song phương với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen; Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham. Đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịchTại Hội nghị Cấp cao CLMV6, lãnh đạo các nước CLMV nhấn mạnh cam kết tăng cường mối quan hệ truyền thống hữu nghị, láng giềng tốt và cùng có lợi giữa bốn nước. Hội nghị nhất trí cần tăng cường hợp tác trong thời gian tới, tập trung vào đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịch; thực hiện các hiệp định đã ký trong các khuôn khổ song phương và đa phương giữa các nước CLMV, tiếp tục áp dụng mô hình “một cửa - một điểm dừng” ở các cặp cửa khẩu khác để thuận lợi hoá cho các hoạt động thương mại, đầu tư; triển khai kịp thời Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch tổng thể ASEAN về kết nối để đẩy mạnh quá trình hội nhập trong ASEAN.  Đồng thời, tăng cường kết nối giao thông, tận dụng tốt nhất các hành lang trong khu vực như hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Bắc - Nam và Hành lang phía Nam, tạo thuận lợi cho giao thông trên các tuyến nối giữa Lào, Myanmar, Việt Nam và đẩy mạnh triển khai Hiệp định đa phương CLMV về Dịch vụ hàng không.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mục tiêu lớn của hợp tác giữa bốn nước là tăng cường hội nhập khu vực, củng cố và nâng cao vai trò của các nước CLMV trong chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa bốn nước CLMV với các nước còn lại trong ASEAN. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao và có thể tận dụng được nguồn lực nội tại cũng như huy động các nguồn lực từ bên ngoài.  Đồng thời đẩy mạnh hợp tác giữa bốn nước trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch. Các nước cần tập trung vào việc hoàn thiện hạ tầng "mềm" của các tuyến hành lang, nghiêm chỉnh thực hiện các thỏa thuận song phương và đa phương trong lĩnh vực giao thông và triển khai mô hình "một cửa - một điểm dừng" tại các cửa khẩu quốc tế. Bên cạnh đó, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực; chủ động tăng cường các chương trình liên kết đào tạo với các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển.  Những điểm định hướng hợp tác trong tương laiThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7 (CLV 7). Hội nghị đã tập trung rà soát lại tình hình triển khai các hoạt động hợp tác thời gian qua và thảo luận về phương hướng hợp tác tương lai.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7, chiều 12/3 Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba nước trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, hợp tác bình đẳng, các bên cùng có lợi, vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, đồng thời cam kết thúc đẩy khu vực này phát triển hài hoà và thịnh vượng thông qua việc tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả, chất lượng hợp tác và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong khu vực.  Ba Thủ tướng cũng đã đánh giá cao những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực Tam giác phát triển CLV trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực còn nhiều khó khăn.  Về định hướng hợp tác trong tương lai, trên cơ sở các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận giao Uỷ ban Điều phối tập trung thực hiện ngay 9 điểm sau: tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm triển khai một cách hiệu quả hơn nữa Quy hoạch tổng thể đã được điều chỉnh năm 2010; rà soát lại các thoả thuận song phương và đa phương hiện có của ba nước và xây dựng hiệp định về xúc tiến tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực Tam giác phát triển CLV để trình ký tại Hội nghị cấp cao CLV lần thứ 8; giao Bộ trưởng Giao thông ba nước xây dựng các quy trình để thực hiện có hiệu quả bản Ghi nhớ ba bên về giao thông đường bộ giữa Chính phủ ba nước tại Champasak, Lào; nhất trí coi việc phát triển ngành công nghiệp cao su là một ưu tiên hợp tác phát triển kinh tế giữa ba nước; tập trung phát triển nguồn lao động chất lượng cao phục vụ các dự án đầu tư tại khu vực; kêu gọi các đối tác phát triển tích cực hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ cùng Chính phủ ba nước phát triển kinh tế - xã hội của Khu vực Tam giác phát triển; Uỷ ban Điều phối và các cơ quan hữu quan chủ động và tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại; đảm bảo môi trường an ninh, an toàn và ổn định cho các nhà đầu tư và người dân tại Khu vực Tam giác phát triển; triển khai các thỏa thuận trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình chung và kế hoạch hành động để bảo tồn các công viên tự nhiên trong khu vực Tam giác phát triển CLV.  Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng ba nước đã ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV khẳng định cam kết của Chính phủ ba nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân 13 tỉnh khu vực Tam giác phát triển và biến Tam giác phát triển thành ví dụ điển hình của thành công trong hợp tác khu vực. Việc Việt Nam tổ chức Hội nghị Cấp cao CLV7 đã góp phần tích cực thúc đẩy cơ chế hợp tác ba nước trong khu vực Tam giác phát triển, khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc triển khai Quy hoạch Tam giác phát triển CLV đến năm 2020, củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện với Lào, củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Campuchia.  Hợp tác ACMECS gắn với tiến trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN Hội nghị cấp cao ACMECS 5 đã nhìn lại chặng đường 10 năm hợp tác ACMECS và rà soát tình hình triển khai việc thực hiện Tuyên bố Phnom Penh và Chương trình hành động 2010 - 2012 trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên như tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng, giao thông, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, y tế, an sinh xã hội và môi trường.    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị ACMECS 5 Định hướng cho các hoạt động hợp tác tương lai, các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra tại Tuyên bố Bagan vì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các nước thành viên, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực.  Các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Vientiane và Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015, theo đó gắn kết hơn nữa hợp tác ACMECS với quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nâng cao tính cạnh tranh, vai trò và vị trí của các nước ACMECS trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hợp tác ACMECS trong giai đoạn tới cần hướng đến 3 mục tiêu chính là: tăng tính cạnh tranh của các quốc gia thành viên trên cơ sở gắn kết thị trường, hình thành chuỗi cung ứng và sản xuất khu vực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015; bảo đảm phát triển bền vững của khu vực, quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng với các mục tiêu nêu trên, các chương trình hợp tác không nên quá dàn trải mà cần tập trung vào một số nội dung chính như: thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch thông qua các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh hơn nữa kết nối khu vực với trọng tâm là phát triển các tuyến hành lang kinh tế như Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) và các tuyến giao thông xuyên quốc gia khác…; đẩy mạnh hợp tác trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong; khuyến khích hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các viện nghiên cứu; tăng cường phối hợp thực hiện đánh giá chung về tác động môi trường xuyên biên giới và giải quyết những thách thức chung về môi trường;…   Lãnh đạo các nước thành viên ACMECS (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar) và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh tại phiên khai mạc Hội nghị ACMECS 5, ngày 13/3 Phát biểu tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của khu vực doanh nghiệp ACMECS trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia cũng như tiến trình hợp tác và hội nhập khu vực.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội đồng kinh doanh ACMECS cùng tham gia thực hiện Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015 và bày tỏ mong muốn nhận được phản hồi của các doanh nghiệp về tính thiết thực và tác động của các nội dung hoạt động để có sự điều chỉnh kịp thời.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo trong buổi đối thoại với khu vực doanh nghiệp ACMECS Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại và đầu tư, đưa ACMECS trở thành sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp khu vực và quốc tế. Thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt-LàoSau khi tham dự các Hội nghị Cấp cao khu vực tổ chức tại Vientiane, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm tỉnh Xieng Khouang và tỉnh và tỉnh Huaphanh. Xieng Khouang là địa phương nằm ở khu vực phía Bắc còn nhiều khó khăn của Lào và có chung đường biên giới với tỉnh Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng tham dự một số sự kiện tại Xieng Khouang với Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào, ngày 14/3 Tại Xieng Khouang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp lãnh đạo chủ chốt Xieng Khouang, cùng với Thủ tướng Thoongsing Thammavong đồng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào; gặp gỡ đại diện bà con Việt kiều và Hội người Việt tại tỉnh Xieng Khouang. Tại tỉnh Huaphanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ xúc động lần đầu tiên đến thăm vùng đất căn cứ địa của cách mạng Lào, nơi thẫm đẫm tình hữu nghị keo sơn gắn bó của liên minh chiến đấu Việt – Lào.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiều năm qua cũng như đánh giá cao quan hệ hợp tác cùng phát triển, giúp đỡ lẫn nhau, cùng xây dựng và bảo vệ đường biên giới hòa bình, hữu nghị và và phát triển giữa Huaphanh với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương Việt Nam tiếp tục hỗ trợ hợp tác với Huaphanh trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh hợp tác về thương mại và đầu tư.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong tham dự lễ khởi công sân bay Nong Khang, tỉnh Huaphanh - Ảnh: TTXVN Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Dâng hương tại Đài Tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam và Đài Tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Lào, tại tỉnh Huaphanh. Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới các địa phương của Lào đã góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, làm sâu sắc hơn nữa sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước; trao đổi các biện pháp thúc đẩy, tăng cường hợp tác, đầu tư Việt Nam - Lào và trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.(Theo Chinhphu.vn)

Trong thời gian tại Lào, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đã dự Hội nghị Cấp cao 4 nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 6 (CLMV6), Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawadi – Chao Phraya – Mekong lần thứ 5 (ACMECS 5), Đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, chủ trì Hội nghị Cấp cao Campuchia – Lào – Việt Nam lần thứ 7 (CLV7); thăm tỉnh Xiengkhuang và tỉnh Huaphanh. Bên lề các Hội nghị cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến, tiếp xúc song phương với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen; Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham. Đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịchTại Hội nghị Cấp cao CLMV6, lãnh đạo các nước CLMV nhấn mạnh cam kết tăng cường mối quan hệ truyền thống hữu nghị, láng giềng tốt và cùng có lợi giữa bốn nước. Hội nghị nhất trí cần tăng cường hợp tác trong thời gian tới, tập trung vào đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịch; thực hiện các hiệp định đã ký trong các khuôn khổ song phương và đa phương giữa các nước CLMV, tiếp tục áp dụng mô hình “một cửa - một điểm dừng” ở các cặp cửa khẩu khác để thuận lợi hoá cho các hoạt động thương mại, đầu tư; triển khai kịp thời Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch tổng thể ASEAN về kết nối để đẩy mạnh quá trình hội nhập trong ASEAN.  Đồng thời, tăng cường kết nối giao thông, tận dụng tốt nhất các hành lang trong khu vực như hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Bắc - Nam và Hành lang phía Nam, tạo thuận lợi cho giao thông trên các tuyến nối giữa Lào, Myanmar, Việt Nam và đẩy mạnh triển khai Hiệp định đa phương CLMV về Dịch vụ hàng không.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mục tiêu lớn của hợp tác giữa bốn nước là tăng cường hội nhập khu vực, củng cố và nâng cao vai trò của các nước CLMV trong chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa bốn nước CLMV với các nước còn lại trong ASEAN. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao và có thể tận dụng được nguồn lực nội tại cũng như huy động các nguồn lực từ bên ngoài.  Đồng thời đẩy mạnh hợp tác giữa bốn nước trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch. Các nước cần tập trung vào việc hoàn thiện hạ tầng "mềm" của các tuyến hành lang, nghiêm chỉnh thực hiện các thỏa thuận song phương và đa phương trong lĩnh vực giao thông và triển khai mô hình "một cửa - một điểm dừng" tại các cửa khẩu quốc tế. Bên cạnh đó, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực; chủ động tăng cường các chương trình liên kết đào tạo với các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển.  Những điểm định hướng hợp tác trong tương laiThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7 (CLV 7). Hội nghị đã tập trung rà soát lại tình hình triển khai các hoạt động hợp tác thời gian qua và thảo luận về phương hướng hợp tác tương lai.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7, chiều 12/3 Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba nước trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, hợp tác bình đẳng, các bên cùng có lợi, vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, đồng thời cam kết thúc đẩy khu vực này phát triển hài hoà và thịnh vượng thông qua việc tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả, chất lượng hợp tác và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong khu vực.  Ba Thủ tướng cũng đã đánh giá cao những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực Tam giác phát triển CLV trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực còn nhiều khó khăn.  Về định hướng hợp tác trong tương lai, trên cơ sở các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận giao Uỷ ban Điều phối tập trung thực hiện ngay 9 điểm sau: tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm triển khai một cách hiệu quả hơn nữa Quy hoạch tổng thể đã được điều chỉnh năm 2010; rà soát lại các thoả thuận song phương và đa phương hiện có của ba nước và xây dựng hiệp định về xúc tiến tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực Tam giác phát triển CLV để trình ký tại Hội nghị cấp cao CLV lần thứ 8; giao Bộ trưởng Giao thông ba nước xây dựng các quy trình để thực hiện có hiệu quả bản Ghi nhớ ba bên về giao thông đường bộ giữa Chính phủ ba nước tại Champasak, Lào; nhất trí coi việc phát triển ngành công nghiệp cao su là một ưu tiên hợp tác phát triển kinh tế giữa ba nước; tập trung phát triển nguồn lao động chất lượng cao phục vụ các dự án đầu tư tại khu vực; kêu gọi các đối tác phát triển tích cực hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ cùng Chính phủ ba nước phát triển kinh tế - xã hội của Khu vực Tam giác phát triển; Uỷ ban Điều phối và các cơ quan hữu quan chủ động và tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại; đảm bảo môi trường an ninh, an toàn và ổn định cho các nhà đầu tư và người dân tại Khu vực Tam giác phát triển; triển khai các thỏa thuận trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình chung và kế hoạch hành động để bảo tồn các công viên tự nhiên trong khu vực Tam giác phát triển CLV.  Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng ba nước đã ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV khẳng định cam kết của Chính phủ ba nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân 13 tỉnh khu vực Tam giác phát triển và biến Tam giác phát triển thành ví dụ điển hình của thành công trong hợp tác khu vực. Việc Việt Nam tổ chức Hội nghị Cấp cao CLV7 đã góp phần tích cực thúc đẩy cơ chế hợp tác ba nước trong khu vực Tam giác phát triển, khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc triển khai Quy hoạch Tam giác phát triển CLV đến năm 2020, củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện với Lào, củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Campuchia.  Hợp tác ACMECS gắn với tiến trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN Hội nghị cấp cao ACMECS 5 đã nhìn lại chặng đường 10 năm hợp tác ACMECS và rà soát tình hình triển khai việc thực hiện Tuyên bố Phnom Penh và Chương trình hành động 2010 - 2012 trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên như tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng, giao thông, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, y tế, an sinh xã hội và môi trường.    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị ACMECS 5 Định hướng cho các hoạt động hợp tác tương lai, các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra tại Tuyên bố Bagan vì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các nước thành viên, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực.  Các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Vientiane và Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015, theo đó gắn kết hơn nữa hợp tác ACMECS với quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nâng cao tính cạnh tranh, vai trò và vị trí của các nước ACMECS trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hợp tác ACMECS trong giai đoạn tới cần hướng đến 3 mục tiêu chính là: tăng tính cạnh tranh của các quốc gia thành viên trên cơ sở gắn kết thị trường, hình thành chuỗi cung ứng và sản xuất khu vực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015; bảo đảm phát triển bền vững của khu vực, quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng với các mục tiêu nêu trên, các chương trình hợp tác không nên quá dàn trải mà cần tập trung vào một số nội dung chính như: thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch thông qua các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh hơn nữa kết nối khu vực với trọng tâm là phát triển các tuyến hành lang kinh tế như Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) và các tuyến giao thông xuyên quốc gia khác…; đẩy mạnh hợp tác trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong; khuyến khích hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các viện nghiên cứu; tăng cường phối hợp thực hiện đánh giá chung về tác động môi trường xuyên biên giới và giải quyết những thách thức chung về môi trường;…   Lãnh đạo các nước thành viên ACMECS (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar) và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh tại phiên khai mạc Hội nghị ACMECS 5, ngày 13/3 Phát biểu tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của khu vực doanh nghiệp ACMECS trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia cũng như tiến trình hợp tác và hội nhập khu vực.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội đồng kinh doanh ACMECS cùng tham gia thực hiện Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015 và bày tỏ mong muốn nhận được phản hồi của các doanh nghiệp về tính thiết thực và tác động của các nội dung hoạt động để có sự điều chỉnh kịp thời.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo trong buổi đối thoại với khu vực doanh nghiệp ACMECS Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại và đầu tư, đưa ACMECS trở thành sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp khu vực và quốc tế. Thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt-LàoSau khi tham dự các Hội nghị Cấp cao khu vực tổ chức tại Vientiane, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm tỉnh Xieng Khouang và tỉnh và tỉnh Huaphanh. Xieng Khouang là địa phương nằm ở khu vực phía Bắc còn nhiều khó khăn của Lào và có chung đường biên giới với tỉnh Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng tham dự một số sự kiện tại Xieng Khouang với Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào, ngày 14/3 Tại Xieng Khouang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp lãnh đạo chủ chốt Xieng Khouang, cùng với Thủ tướng Thoongsing Thammavong đồng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào; gặp gỡ đại diện bà con Việt kiều và Hội người Việt tại tỉnh Xieng Khouang. Tại tỉnh Huaphanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ xúc động lần đầu tiên đến thăm vùng đất căn cứ địa của cách mạng Lào, nơi thẫm đẫm tình hữu nghị keo sơn gắn bó của liên minh chiến đấu Việt – Lào.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiều năm qua cũng như đánh giá cao quan hệ hợp tác cùng phát triển, giúp đỡ lẫn nhau, cùng xây dựng và bảo vệ đường biên giới hòa bình, hữu nghị và và phát triển giữa Huaphanh với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương Việt Nam tiếp tục hỗ trợ hợp tác với Huaphanh trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh hợp tác về thương mại và đầu tư.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong tham dự lễ khởi công sân bay Nong Khang, tỉnh Huaphanh - Ảnh: TTXVN Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Dâng hương tại Đài Tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam và Đài Tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Lào, tại tỉnh Huaphanh. Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới các địa phương của Lào đã góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, làm sâu sắc hơn nữa sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước; trao đổi các biện pháp thúc đẩy, tăng cường hợp tác, đầu tư Việt Nam - Lào và trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.(Theo Chinhphu.vn)

Trong thời gian tại Lào, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đã dự Hội nghị Cấp cao 4 nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 6 (CLMV6), Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawadi – Chao Phraya – Mekong lần thứ 5 (ACMECS 5), Đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, chủ trì Hội nghị Cấp cao Campuchia – Lào – Việt Nam lần thứ 7 (CLV7); thăm tỉnh Xiengkhuang và tỉnh Huaphanh. Bên lề các Hội nghị cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến, tiếp xúc song phương với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen; Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham. Đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịchTại Hội nghị Cấp cao CLMV6, lãnh đạo các nước CLMV nhấn mạnh cam kết tăng cường mối quan hệ truyền thống hữu nghị, láng giềng tốt và cùng có lợi giữa bốn nước. Hội nghị nhất trí cần tăng cường hợp tác trong thời gian tới, tập trung vào đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịch; thực hiện các hiệp định đã ký trong các khuôn khổ song phương và đa phương giữa các nước CLMV, tiếp tục áp dụng mô hình “một cửa - một điểm dừng” ở các cặp cửa khẩu khác để thuận lợi hoá cho các hoạt động thương mại, đầu tư; triển khai kịp thời Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch tổng thể ASEAN về kết nối để đẩy mạnh quá trình hội nhập trong ASEAN.  Đồng thời, tăng cường kết nối giao thông, tận dụng tốt nhất các hành lang trong khu vực như hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Bắc - Nam và Hành lang phía Nam, tạo thuận lợi cho giao thông trên các tuyến nối giữa Lào, Myanmar, Việt Nam và đẩy mạnh triển khai Hiệp định đa phương CLMV về Dịch vụ hàng không.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mục tiêu lớn của hợp tác giữa bốn nước là tăng cường hội nhập khu vực, củng cố và nâng cao vai trò của các nước CLMV trong chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa bốn nước CLMV với các nước còn lại trong ASEAN. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao và có thể tận dụng được nguồn lực nội tại cũng như huy động các nguồn lực từ bên ngoài.  Đồng thời đẩy mạnh hợp tác giữa bốn nước trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch. Các nước cần tập trung vào việc hoàn thiện hạ tầng "mềm" của các tuyến hành lang, nghiêm chỉnh thực hiện các thỏa thuận song phương và đa phương trong lĩnh vực giao thông và triển khai mô hình "một cửa - một điểm dừng" tại các cửa khẩu quốc tế. Bên cạnh đó, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực; chủ động tăng cường các chương trình liên kết đào tạo với các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển.  Những điểm định hướng hợp tác trong tương laiThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7 (CLV 7). Hội nghị đã tập trung rà soát lại tình hình triển khai các hoạt động hợp tác thời gian qua và thảo luận về phương hướng hợp tác tương lai.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7, chiều 12/3 Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba nước trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, hợp tác bình đẳng, các bên cùng có lợi, vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, đồng thời cam kết thúc đẩy khu vực này phát triển hài hoà và thịnh vượng thông qua việc tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả, chất lượng hợp tác và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong khu vực.  Ba Thủ tướng cũng đã đánh giá cao những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực Tam giác phát triển CLV trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực còn nhiều khó khăn.  Về định hướng hợp tác trong tương lai, trên cơ sở các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận giao Uỷ ban Điều phối tập trung thực hiện ngay 9 điểm sau: tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm triển khai một cách hiệu quả hơn nữa Quy hoạch tổng thể đã được điều chỉnh năm 2010; rà soát lại các thoả thuận song phương và đa phương hiện có của ba nước và xây dựng hiệp định về xúc tiến tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực Tam giác phát triển CLV để trình ký tại Hội nghị cấp cao CLV lần thứ 8; giao Bộ trưởng Giao thông ba nước xây dựng các quy trình để thực hiện có hiệu quả bản Ghi nhớ ba bên về giao thông đường bộ giữa Chính phủ ba nước tại Champasak, Lào; nhất trí coi việc phát triển ngành công nghiệp cao su là một ưu tiên hợp tác phát triển kinh tế giữa ba nước; tập trung phát triển nguồn lao động chất lượng cao phục vụ các dự án đầu tư tại khu vực; kêu gọi các đối tác phát triển tích cực hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ cùng Chính phủ ba nước phát triển kinh tế - xã hội của Khu vực Tam giác phát triển; Uỷ ban Điều phối và các cơ quan hữu quan chủ động và tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại; đảm bảo môi trường an ninh, an toàn và ổn định cho các nhà đầu tư và người dân tại Khu vực Tam giác phát triển; triển khai các thỏa thuận trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình chung và kế hoạch hành động để bảo tồn các công viên tự nhiên trong khu vực Tam giác phát triển CLV.  Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng ba nước đã ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV khẳng định cam kết của Chính phủ ba nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân 13 tỉnh khu vực Tam giác phát triển và biến Tam giác phát triển thành ví dụ điển hình của thành công trong hợp tác khu vực. Việc Việt Nam tổ chức Hội nghị Cấp cao CLV7 đã góp phần tích cực thúc đẩy cơ chế hợp tác ba nước trong khu vực Tam giác phát triển, khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc triển khai Quy hoạch Tam giác phát triển CLV đến năm 2020, củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện với Lào, củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Campuchia.  Hợp tác ACMECS gắn với tiến trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN Hội nghị cấp cao ACMECS 5 đã nhìn lại chặng đường 10 năm hợp tác ACMECS và rà soát tình hình triển khai việc thực hiện Tuyên bố Phnom Penh và Chương trình hành động 2010 - 2012 trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên như tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng, giao thông, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, y tế, an sinh xã hội và môi trường.    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị ACMECS 5 Định hướng cho các hoạt động hợp tác tương lai, các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra tại Tuyên bố Bagan vì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các nước thành viên, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực.  Các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Vientiane và Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015, theo đó gắn kết hơn nữa hợp tác ACMECS với quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nâng cao tính cạnh tranh, vai trò và vị trí của các nước ACMECS trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hợp tác ACMECS trong giai đoạn tới cần hướng đến 3 mục tiêu chính là: tăng tính cạnh tranh của các quốc gia thành viên trên cơ sở gắn kết thị trường, hình thành chuỗi cung ứng và sản xuất khu vực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015; bảo đảm phát triển bền vững của khu vực, quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng với các mục tiêu nêu trên, các chương trình hợp tác không nên quá dàn trải mà cần tập trung vào một số nội dung chính như: thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch thông qua các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh hơn nữa kết nối khu vực với trọng tâm là phát triển các tuyến hành lang kinh tế như Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) và các tuyến giao thông xuyên quốc gia khác…; đẩy mạnh hợp tác trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong; khuyến khích hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các viện nghiên cứu; tăng cường phối hợp thực hiện đánh giá chung về tác động môi trường xuyên biên giới và giải quyết những thách thức chung về môi trường;…   Lãnh đạo các nước thành viên ACMECS (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar) và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh tại phiên khai mạc Hội nghị ACMECS 5, ngày 13/3 Phát biểu tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của khu vực doanh nghiệp ACMECS trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia cũng như tiến trình hợp tác và hội nhập khu vực.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội đồng kinh doanh ACMECS cùng tham gia thực hiện Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015 và bày tỏ mong muốn nhận được phản hồi của các doanh nghiệp về tính thiết thực và tác động của các nội dung hoạt động để có sự điều chỉnh kịp thời.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo trong buổi đối thoại với khu vực doanh nghiệp ACMECS Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại và đầu tư, đưa ACMECS trở thành sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp khu vực và quốc tế. Thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt-LàoSau khi tham dự các Hội nghị Cấp cao khu vực tổ chức tại Vientiane, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm tỉnh Xieng Khouang và tỉnh và tỉnh Huaphanh. Xieng Khouang là địa phương nằm ở khu vực phía Bắc còn nhiều khó khăn của Lào và có chung đường biên giới với tỉnh Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng tham dự một số sự kiện tại Xieng Khouang với Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào, ngày 14/3 Tại Xieng Khouang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp lãnh đạo chủ chốt Xieng Khouang, cùng với Thủ tướng Thoongsing Thammavong đồng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào; gặp gỡ đại diện bà con Việt kiều và Hội người Việt tại tỉnh Xieng Khouang. Tại tỉnh Huaphanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ xúc động lần đầu tiên đến thăm vùng đất căn cứ địa của cách mạng Lào, nơi thẫm đẫm tình hữu nghị keo sơn gắn bó của liên minh chiến đấu Việt – Lào.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiều năm qua cũng như đánh giá cao quan hệ hợp tác cùng phát triển, giúp đỡ lẫn nhau, cùng xây dựng và bảo vệ đường biên giới hòa bình, hữu nghị và và phát triển giữa Huaphanh với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương Việt Nam tiếp tục hỗ trợ hợp tác với Huaphanh trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh hợp tác về thương mại và đầu tư.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong tham dự lễ khởi công sân bay Nong Khang, tỉnh Huaphanh - Ảnh: TTXVN Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Dâng hương tại Đài Tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam và Đài Tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Lào, tại tỉnh Huaphanh. Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới các địa phương của Lào đã góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, làm sâu sắc hơn nữa sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước; trao đổi các biện pháp thúc đẩy, tăng cường hợp tác, đầu tư Việt Nam - Lào và trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.(Theo Chinhphu.vn)

Trong thời gian tại Lào, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đã dự Hội nghị Cấp cao 4 nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 6 (CLMV6), Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawadi – Chao Phraya – Mekong lần thứ 5 (ACMECS 5), Đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, chủ trì Hội nghị Cấp cao Campuchia – Lào – Việt Nam lần thứ 7 (CLV7); thăm tỉnh Xiengkhuang và tỉnh Huaphanh. Bên lề các Hội nghị cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến, tiếp xúc song phương với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen; Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham. Đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịchTại Hội nghị Cấp cao CLMV6, lãnh đạo các nước CLMV nhấn mạnh cam kết tăng cường mối quan hệ truyền thống hữu nghị, láng giềng tốt và cùng có lợi giữa bốn nước. Hội nghị nhất trí cần tăng cường hợp tác trong thời gian tới, tập trung vào đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịch; thực hiện các hiệp định đã ký trong các khuôn khổ song phương và đa phương giữa các nước CLMV, tiếp tục áp dụng mô hình “một cửa - một điểm dừng” ở các cặp cửa khẩu khác để thuận lợi hoá cho các hoạt động thương mại, đầu tư; triển khai kịp thời Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch tổng thể ASEAN về kết nối để đẩy mạnh quá trình hội nhập trong ASEAN.  Đồng thời, tăng cường kết nối giao thông, tận dụng tốt nhất các hành lang trong khu vực như hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Bắc - Nam và Hành lang phía Nam, tạo thuận lợi cho giao thông trên các tuyến nối giữa Lào, Myanmar, Việt Nam và đẩy mạnh triển khai Hiệp định đa phương CLMV về Dịch vụ hàng không.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mục tiêu lớn của hợp tác giữa bốn nước là tăng cường hội nhập khu vực, củng cố và nâng cao vai trò của các nước CLMV trong chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa bốn nước CLMV với các nước còn lại trong ASEAN. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao và có thể tận dụng được nguồn lực nội tại cũng như huy động các nguồn lực từ bên ngoài.  Đồng thời đẩy mạnh hợp tác giữa bốn nước trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch. Các nước cần tập trung vào việc hoàn thiện hạ tầng "mềm" của các tuyến hành lang, nghiêm chỉnh thực hiện các thỏa thuận song phương và đa phương trong lĩnh vực giao thông và triển khai mô hình "một cửa - một điểm dừng" tại các cửa khẩu quốc tế. Bên cạnh đó, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực; chủ động tăng cường các chương trình liên kết đào tạo với các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển.  Những điểm định hướng hợp tác trong tương laiThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7 (CLV 7). Hội nghị đã tập trung rà soát lại tình hình triển khai các hoạt động hợp tác thời gian qua và thảo luận về phương hướng hợp tác tương lai.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7, chiều 12/3 Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba nước trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, hợp tác bình đẳng, các bên cùng có lợi, vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, đồng thời cam kết thúc đẩy khu vực này phát triển hài hoà và thịnh vượng thông qua việc tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả, chất lượng hợp tác và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong khu vực.  Ba Thủ tướng cũng đã đánh giá cao những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực Tam giác phát triển CLV trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực còn nhiều khó khăn.  Về định hướng hợp tác trong tương lai, trên cơ sở các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận giao Uỷ ban Điều phối tập trung thực hiện ngay 9 điểm sau: tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm triển khai một cách hiệu quả hơn nữa Quy hoạch tổng thể đã được điều chỉnh năm 2010; rà soát lại các thoả thuận song phương và đa phương hiện có của ba nước và xây dựng hiệp định về xúc tiến tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực Tam giác phát triển CLV để trình ký tại Hội nghị cấp cao CLV lần thứ 8; giao Bộ trưởng Giao thông ba nước xây dựng các quy trình để thực hiện có hiệu quả bản Ghi nhớ ba bên về giao thông đường bộ giữa Chính phủ ba nước tại Champasak, Lào; nhất trí coi việc phát triển ngành công nghiệp cao su là một ưu tiên hợp tác phát triển kinh tế giữa ba nước; tập trung phát triển nguồn lao động chất lượng cao phục vụ các dự án đầu tư tại khu vực; kêu gọi các đối tác phát triển tích cực hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ cùng Chính phủ ba nước phát triển kinh tế - xã hội của Khu vực Tam giác phát triển; Uỷ ban Điều phối và các cơ quan hữu quan chủ động và tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại; đảm bảo môi trường an ninh, an toàn và ổn định cho các nhà đầu tư và người dân tại Khu vực Tam giác phát triển; triển khai các thỏa thuận trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình chung và kế hoạch hành động để bảo tồn các công viên tự nhiên trong khu vực Tam giác phát triển CLV.  Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng ba nước đã ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV khẳng định cam kết của Chính phủ ba nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân 13 tỉnh khu vực Tam giác phát triển và biến Tam giác phát triển thành ví dụ điển hình của thành công trong hợp tác khu vực. Việc Việt Nam tổ chức Hội nghị Cấp cao CLV7 đã góp phần tích cực thúc đẩy cơ chế hợp tác ba nước trong khu vực Tam giác phát triển, khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc triển khai Quy hoạch Tam giác phát triển CLV đến năm 2020, củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện với Lào, củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Campuchia.  Hợp tác ACMECS gắn với tiến trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN Hội nghị cấp cao ACMECS 5 đã nhìn lại chặng đường 10 năm hợp tác ACMECS và rà soát tình hình triển khai việc thực hiện Tuyên bố Phnom Penh và Chương trình hành động 2010 - 2012 trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên như tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng, giao thông, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, y tế, an sinh xã hội và môi trường.    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị ACMECS 5 Định hướng cho các hoạt động hợp tác tương lai, các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra tại Tuyên bố Bagan vì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các nước thành viên, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực.  Các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Vientiane và Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015, theo đó gắn kết hơn nữa hợp tác ACMECS với quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nâng cao tính cạnh tranh, vai trò và vị trí của các nước ACMECS trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hợp tác ACMECS trong giai đoạn tới cần hướng đến 3 mục tiêu chính là: tăng tính cạnh tranh của các quốc gia thành viên trên cơ sở gắn kết thị trường, hình thành chuỗi cung ứng và sản xuất khu vực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015; bảo đảm phát triển bền vững của khu vực, quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng với các mục tiêu nêu trên, các chương trình hợp tác không nên quá dàn trải mà cần tập trung vào một số nội dung chính như: thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch thông qua các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh hơn nữa kết nối khu vực với trọng tâm là phát triển các tuyến hành lang kinh tế như Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) và các tuyến giao thông xuyên quốc gia khác…; đẩy mạnh hợp tác trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong; khuyến khích hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các viện nghiên cứu; tăng cường phối hợp thực hiện đánh giá chung về tác động môi trường xuyên biên giới và giải quyết những thách thức chung về môi trường;…   Lãnh đạo các nước thành viên ACMECS (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar) và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh tại phiên khai mạc Hội nghị ACMECS 5, ngày 13/3 Phát biểu tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của khu vực doanh nghiệp ACMECS trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia cũng như tiến trình hợp tác và hội nhập khu vực.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội đồng kinh doanh ACMECS cùng tham gia thực hiện Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015 và bày tỏ mong muốn nhận được phản hồi của các doanh nghiệp về tính thiết thực và tác động của các nội dung hoạt động để có sự điều chỉnh kịp thời.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo trong buổi đối thoại với khu vực doanh nghiệp ACMECS Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại và đầu tư, đưa ACMECS trở thành sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp khu vực và quốc tế. Thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt-LàoSau khi tham dự các Hội nghị Cấp cao khu vực tổ chức tại Vientiane, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm tỉnh Xieng Khouang và tỉnh và tỉnh Huaphanh. Xieng Khouang là địa phương nằm ở khu vực phía Bắc còn nhiều khó khăn của Lào và có chung đường biên giới với tỉnh Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng tham dự một số sự kiện tại Xieng Khouang với Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào, ngày 14/3 Tại Xieng Khouang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp lãnh đạo chủ chốt Xieng Khouang, cùng với Thủ tướng Thoongsing Thammavong đồng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào; gặp gỡ đại diện bà con Việt kiều và Hội người Việt tại tỉnh Xieng Khouang. Tại tỉnh Huaphanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ xúc động lần đầu tiên đến thăm vùng đất căn cứ địa của cách mạng Lào, nơi thẫm đẫm tình hữu nghị keo sơn gắn bó của liên minh chiến đấu Việt – Lào.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiều năm qua cũng như đánh giá cao quan hệ hợp tác cùng phát triển, giúp đỡ lẫn nhau, cùng xây dựng và bảo vệ đường biên giới hòa bình, hữu nghị và và phát triển giữa Huaphanh với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương Việt Nam tiếp tục hỗ trợ hợp tác với Huaphanh trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh hợp tác về thương mại và đầu tư.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong tham dự lễ khởi công sân bay Nong Khang, tỉnh Huaphanh - Ảnh: TTXVN Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Dâng hương tại Đài Tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam và Đài Tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Lào, tại tỉnh Huaphanh. Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới các địa phương của Lào đã góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, làm sâu sắc hơn nữa sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước; trao đổi các biện pháp thúc đẩy, tăng cường hợp tác, đầu tư Việt Nam - Lào và trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.(Theo Chinhphu.vn)

Trong thời gian tại Lào, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đã dự Hội nghị Cấp cao 4 nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 6 (CLMV6), Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawadi – Chao Phraya – Mekong lần thứ 5 (ACMECS 5), Đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, chủ trì Hội nghị Cấp cao Campuchia – Lào – Việt Nam lần thứ 7 (CLV7); thăm tỉnh Xiengkhuang và tỉnh Huaphanh. Bên lề các Hội nghị cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến, tiếp xúc song phương với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen; Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham. Đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịchTại Hội nghị Cấp cao CLMV6, lãnh đạo các nước CLMV nhấn mạnh cam kết tăng cường mối quan hệ truyền thống hữu nghị, láng giềng tốt và cùng có lợi giữa bốn nước. Hội nghị nhất trí cần tăng cường hợp tác trong thời gian tới, tập trung vào đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịch; thực hiện các hiệp định đã ký trong các khuôn khổ song phương và đa phương giữa các nước CLMV, tiếp tục áp dụng mô hình “một cửa - một điểm dừng” ở các cặp cửa khẩu khác để thuận lợi hoá cho các hoạt động thương mại, đầu tư; triển khai kịp thời Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch tổng thể ASEAN về kết nối để đẩy mạnh quá trình hội nhập trong ASEAN.  Đồng thời, tăng cường kết nối giao thông, tận dụng tốt nhất các hành lang trong khu vực như hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Bắc - Nam và Hành lang phía Nam, tạo thuận lợi cho giao thông trên các tuyến nối giữa Lào, Myanmar, Việt Nam và đẩy mạnh triển khai Hiệp định đa phương CLMV về Dịch vụ hàng không.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mục tiêu lớn của hợp tác giữa bốn nước là tăng cường hội nhập khu vực, củng cố và nâng cao vai trò của các nước CLMV trong chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa bốn nước CLMV với các nước còn lại trong ASEAN. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao và có thể tận dụng được nguồn lực nội tại cũng như huy động các nguồn lực từ bên ngoài.  Đồng thời đẩy mạnh hợp tác giữa bốn nước trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch. Các nước cần tập trung vào việc hoàn thiện hạ tầng "mềm" của các tuyến hành lang, nghiêm chỉnh thực hiện các thỏa thuận song phương và đa phương trong lĩnh vực giao thông và triển khai mô hình "một cửa - một điểm dừng" tại các cửa khẩu quốc tế. Bên cạnh đó, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực; chủ động tăng cường các chương trình liên kết đào tạo với các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển.  Những điểm định hướng hợp tác trong tương laiThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7 (CLV 7). Hội nghị đã tập trung rà soát lại tình hình triển khai các hoạt động hợp tác thời gian qua và thảo luận về phương hướng hợp tác tương lai.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7, chiều 12/3 Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba nước trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, hợp tác bình đẳng, các bên cùng có lợi, vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, đồng thời cam kết thúc đẩy khu vực này phát triển hài hoà và thịnh vượng thông qua việc tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả, chất lượng hợp tác và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong khu vực.  Ba Thủ tướng cũng đã đánh giá cao những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực Tam giác phát triển CLV trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực còn nhiều khó khăn.  Về định hướng hợp tác trong tương lai, trên cơ sở các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận giao Uỷ ban Điều phối tập trung thực hiện ngay 9 điểm sau: tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm triển khai một cách hiệu quả hơn nữa Quy hoạch tổng thể đã được điều chỉnh năm 2010; rà soát lại các thoả thuận song phương và đa phương hiện có của ba nước và xây dựng hiệp định về xúc tiến tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực Tam giác phát triển CLV để trình ký tại Hội nghị cấp cao CLV lần thứ 8; giao Bộ trưởng Giao thông ba nước xây dựng các quy trình để thực hiện có hiệu quả bản Ghi nhớ ba bên về giao thông đường bộ giữa Chính phủ ba nước tại Champasak, Lào; nhất trí coi việc phát triển ngành công nghiệp cao su là một ưu tiên hợp tác phát triển kinh tế giữa ba nước; tập trung phát triển nguồn lao động chất lượng cao phục vụ các dự án đầu tư tại khu vực; kêu gọi các đối tác phát triển tích cực hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ cùng Chính phủ ba nước phát triển kinh tế - xã hội của Khu vực Tam giác phát triển; Uỷ ban Điều phối và các cơ quan hữu quan chủ động và tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại; đảm bảo môi trường an ninh, an toàn và ổn định cho các nhà đầu tư và người dân tại Khu vực Tam giác phát triển; triển khai các thỏa thuận trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình chung và kế hoạch hành động để bảo tồn các công viên tự nhiên trong khu vực Tam giác phát triển CLV.  Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng ba nước đã ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV khẳng định cam kết của Chính phủ ba nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân 13 tỉnh khu vực Tam giác phát triển và biến Tam giác phát triển thành ví dụ điển hình của thành công trong hợp tác khu vực. Việc Việt Nam tổ chức Hội nghị Cấp cao CLV7 đã góp phần tích cực thúc đẩy cơ chế hợp tác ba nước trong khu vực Tam giác phát triển, khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc triển khai Quy hoạch Tam giác phát triển CLV đến năm 2020, củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện với Lào, củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Campuchia.  Hợp tác ACMECS gắn với tiến trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN Hội nghị cấp cao ACMECS 5 đã nhìn lại chặng đường 10 năm hợp tác ACMECS và rà soát tình hình triển khai việc thực hiện Tuyên bố Phnom Penh và Chương trình hành động 2010 - 2012 trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên như tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng, giao thông, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, y tế, an sinh xã hội và môi trường.    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị ACMECS 5 Định hướng cho các hoạt động hợp tác tương lai, các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra tại Tuyên bố Bagan vì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các nước thành viên, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực.  Các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Vientiane và Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015, theo đó gắn kết hơn nữa hợp tác ACMECS với quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nâng cao tính cạnh tranh, vai trò và vị trí của các nước ACMECS trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hợp tác ACMECS trong giai đoạn tới cần hướng đến 3 mục tiêu chính là: tăng tính cạnh tranh của các quốc gia thành viên trên cơ sở gắn kết thị trường, hình thành chuỗi cung ứng và sản xuất khu vực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015; bảo đảm phát triển bền vững của khu vực, quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng với các mục tiêu nêu trên, các chương trình hợp tác không nên quá dàn trải mà cần tập trung vào một số nội dung chính như: thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch thông qua các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh hơn nữa kết nối khu vực với trọng tâm là phát triển các tuyến hành lang kinh tế như Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) và các tuyến giao thông xuyên quốc gia khác…; đẩy mạnh hợp tác trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong; khuyến khích hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các viện nghiên cứu; tăng cường phối hợp thực hiện đánh giá chung về tác động môi trường xuyên biên giới và giải quyết những thách thức chung về môi trường;…   Lãnh đạo các nước thành viên ACMECS (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar) và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh tại phiên khai mạc Hội nghị ACMECS 5, ngày 13/3 Phát biểu tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của khu vực doanh nghiệp ACMECS trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia cũng như tiến trình hợp tác và hội nhập khu vực.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội đồng kinh doanh ACMECS cùng tham gia thực hiện Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015 và bày tỏ mong muốn nhận được phản hồi của các doanh nghiệp về tính thiết thực và tác động của các nội dung hoạt động để có sự điều chỉnh kịp thời.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo trong buổi đối thoại với khu vực doanh nghiệp ACMECS Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại và đầu tư, đưa ACMECS trở thành sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp khu vực và quốc tế. Thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt-LàoSau khi tham dự các Hội nghị Cấp cao khu vực tổ chức tại Vientiane, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm tỉnh Xieng Khouang và tỉnh và tỉnh Huaphanh. Xieng Khouang là địa phương nằm ở khu vực phía Bắc còn nhiều khó khăn của Lào và có chung đường biên giới với tỉnh Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng tham dự một số sự kiện tại Xieng Khouang với Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào, ngày 14/3 Tại Xieng Khouang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp lãnh đạo chủ chốt Xieng Khouang, cùng với Thủ tướng Thoongsing Thammavong đồng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào; gặp gỡ đại diện bà con Việt kiều và Hội người Việt tại tỉnh Xieng Khouang. Tại tỉnh Huaphanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ xúc động lần đầu tiên đến thăm vùng đất căn cứ địa của cách mạng Lào, nơi thẫm đẫm tình hữu nghị keo sơn gắn bó của liên minh chiến đấu Việt – Lào.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiều năm qua cũng như đánh giá cao quan hệ hợp tác cùng phát triển, giúp đỡ lẫn nhau, cùng xây dựng và bảo vệ đường biên giới hòa bình, hữu nghị và và phát triển giữa Huaphanh với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương Việt Nam tiếp tục hỗ trợ hợp tác với Huaphanh trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh hợp tác về thương mại và đầu tư.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong tham dự lễ khởi công sân bay Nong Khang, tỉnh Huaphanh - Ảnh: TTXVN Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Dâng hương tại Đài Tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam và Đài Tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Lào, tại tỉnh Huaphanh. Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới các địa phương của Lào đã góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, làm sâu sắc hơn nữa sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước; trao đổi các biện pháp thúc đẩy, tăng cường hợp tác, đầu tư Việt Nam - Lào và trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.(Theo Chinhphu.vn)

Trong thời gian tại Lào, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đã dự Hội nghị Cấp cao 4 nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 6 (CLMV6), Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawadi – Chao Phraya – Mekong lần thứ 5 (ACMECS 5), Đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, chủ trì Hội nghị Cấp cao Campuchia – Lào – Việt Nam lần thứ 7 (CLV7); thăm tỉnh Xiengkhuang và tỉnh Huaphanh. Bên lề các Hội nghị cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến, tiếp xúc song phương với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen; Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham. Đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịchTại Hội nghị Cấp cao CLMV6, lãnh đạo các nước CLMV nhấn mạnh cam kết tăng cường mối quan hệ truyền thống hữu nghị, láng giềng tốt và cùng có lợi giữa bốn nước. Hội nghị nhất trí cần tăng cường hợp tác trong thời gian tới, tập trung vào đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịch; thực hiện các hiệp định đã ký trong các khuôn khổ song phương và đa phương giữa các nước CLMV, tiếp tục áp dụng mô hình “một cửa - một điểm dừng” ở các cặp cửa khẩu khác để thuận lợi hoá cho các hoạt động thương mại, đầu tư; triển khai kịp thời Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch tổng thể ASEAN về kết nối để đẩy mạnh quá trình hội nhập trong ASEAN.  Đồng thời, tăng cường kết nối giao thông, tận dụng tốt nhất các hành lang trong khu vực như hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Bắc - Nam và Hành lang phía Nam, tạo thuận lợi cho giao thông trên các tuyến nối giữa Lào, Myanmar, Việt Nam và đẩy mạnh triển khai Hiệp định đa phương CLMV về Dịch vụ hàng không.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mục tiêu lớn của hợp tác giữa bốn nước là tăng cường hội nhập khu vực, củng cố và nâng cao vai trò của các nước CLMV trong chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa bốn nước CLMV với các nước còn lại trong ASEAN. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao và có thể tận dụng được nguồn lực nội tại cũng như huy động các nguồn lực từ bên ngoài.  Đồng thời đẩy mạnh hợp tác giữa bốn nước trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch. Các nước cần tập trung vào việc hoàn thiện hạ tầng "mềm" của các tuyến hành lang, nghiêm chỉnh thực hiện các thỏa thuận song phương và đa phương trong lĩnh vực giao thông và triển khai mô hình "một cửa - một điểm dừng" tại các cửa khẩu quốc tế. Bên cạnh đó, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực; chủ động tăng cường các chương trình liên kết đào tạo với các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển.  Những điểm định hướng hợp tác trong tương laiThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7 (CLV 7). Hội nghị đã tập trung rà soát lại tình hình triển khai các hoạt động hợp tác thời gian qua và thảo luận về phương hướng hợp tác tương lai.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7, chiều 12/3 Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba nước trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, hợp tác bình đẳng, các bên cùng có lợi, vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, đồng thời cam kết thúc đẩy khu vực này phát triển hài hoà và thịnh vượng thông qua việc tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả, chất lượng hợp tác và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong khu vực.  Ba Thủ tướng cũng đã đánh giá cao những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực Tam giác phát triển CLV trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực còn nhiều khó khăn.  Về định hướng hợp tác trong tương lai, trên cơ sở các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận giao Uỷ ban Điều phối tập trung thực hiện ngay 9 điểm sau: tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm triển khai một cách hiệu quả hơn nữa Quy hoạch tổng thể đã được điều chỉnh năm 2010; rà soát lại các thoả thuận song phương và đa phương hiện có của ba nước và xây dựng hiệp định về xúc tiến tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực Tam giác phát triển CLV để trình ký tại Hội nghị cấp cao CLV lần thứ 8; giao Bộ trưởng Giao thông ba nước xây dựng các quy trình để thực hiện có hiệu quả bản Ghi nhớ ba bên về giao thông đường bộ giữa Chính phủ ba nước tại Champasak, Lào; nhất trí coi việc phát triển ngành công nghiệp cao su là một ưu tiên hợp tác phát triển kinh tế giữa ba nước; tập trung phát triển nguồn lao động chất lượng cao phục vụ các dự án đầu tư tại khu vực; kêu gọi các đối tác phát triển tích cực hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ cùng Chính phủ ba nước phát triển kinh tế - xã hội của Khu vực Tam giác phát triển; Uỷ ban Điều phối và các cơ quan hữu quan chủ động và tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại; đảm bảo môi trường an ninh, an toàn và ổn định cho các nhà đầu tư và người dân tại Khu vực Tam giác phát triển; triển khai các thỏa thuận trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình chung và kế hoạch hành động để bảo tồn các công viên tự nhiên trong khu vực Tam giác phát triển CLV.  Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng ba nước đã ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV khẳng định cam kết của Chính phủ ba nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân 13 tỉnh khu vực Tam giác phát triển và biến Tam giác phát triển thành ví dụ điển hình của thành công trong hợp tác khu vực. Việc Việt Nam tổ chức Hội nghị Cấp cao CLV7 đã góp phần tích cực thúc đẩy cơ chế hợp tác ba nước trong khu vực Tam giác phát triển, khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc triển khai Quy hoạch Tam giác phát triển CLV đến năm 2020, củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện với Lào, củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Campuchia.  Hợp tác ACMECS gắn với tiến trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN Hội nghị cấp cao ACMECS 5 đã nhìn lại chặng đường 10 năm hợp tác ACMECS và rà soát tình hình triển khai việc thực hiện Tuyên bố Phnom Penh và Chương trình hành động 2010 - 2012 trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên như tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng, giao thông, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, y tế, an sinh xã hội và môi trường.    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị ACMECS 5 Định hướng cho các hoạt động hợp tác tương lai, các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra tại Tuyên bố Bagan vì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các nước thành viên, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực.  Các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Vientiane và Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015, theo đó gắn kết hơn nữa hợp tác ACMECS với quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nâng cao tính cạnh tranh, vai trò và vị trí của các nước ACMECS trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hợp tác ACMECS trong giai đoạn tới cần hướng đến 3 mục tiêu chính là: tăng tính cạnh tranh của các quốc gia thành viên trên cơ sở gắn kết thị trường, hình thành chuỗi cung ứng và sản xuất khu vực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015; bảo đảm phát triển bền vững của khu vực, quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng với các mục tiêu nêu trên, các chương trình hợp tác không nên quá dàn trải mà cần tập trung vào một số nội dung chính như: thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch thông qua các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh hơn nữa kết nối khu vực với trọng tâm là phát triển các tuyến hành lang kinh tế như Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) và các tuyến giao thông xuyên quốc gia khác…; đẩy mạnh hợp tác trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong; khuyến khích hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các viện nghiên cứu; tăng cường phối hợp thực hiện đánh giá chung về tác động môi trường xuyên biên giới và giải quyết những thách thức chung về môi trường;…   Lãnh đạo các nước thành viên ACMECS (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar) và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh tại phiên khai mạc Hội nghị ACMECS 5, ngày 13/3 Phát biểu tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của khu vực doanh nghiệp ACMECS trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia cũng như tiến trình hợp tác và hội nhập khu vực.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội đồng kinh doanh ACMECS cùng tham gia thực hiện Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015 và bày tỏ mong muốn nhận được phản hồi của các doanh nghiệp về tính thiết thực và tác động của các nội dung hoạt động để có sự điều chỉnh kịp thời.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo trong buổi đối thoại với khu vực doanh nghiệp ACMECS Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại và đầu tư, đưa ACMECS trở thành sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp khu vực và quốc tế. Thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt-LàoSau khi tham dự các Hội nghị Cấp cao khu vực tổ chức tại Vientiane, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm tỉnh Xieng Khouang và tỉnh và tỉnh Huaphanh. Xieng Khouang là địa phương nằm ở khu vực phía Bắc còn nhiều khó khăn của Lào và có chung đường biên giới với tỉnh Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng tham dự một số sự kiện tại Xieng Khouang với Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào, ngày 14/3 Tại Xieng Khouang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp lãnh đạo chủ chốt Xieng Khouang, cùng với Thủ tướng Thoongsing Thammavong đồng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào; gặp gỡ đại diện bà con Việt kiều và Hội người Việt tại tỉnh Xieng Khouang. Tại tỉnh Huaphanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ xúc động lần đầu tiên đến thăm vùng đất căn cứ địa của cách mạng Lào, nơi thẫm đẫm tình hữu nghị keo sơn gắn bó của liên minh chiến đấu Việt – Lào.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiều năm qua cũng như đánh giá cao quan hệ hợp tác cùng phát triển, giúp đỡ lẫn nhau, cùng xây dựng và bảo vệ đường biên giới hòa bình, hữu nghị và và phát triển giữa Huaphanh với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương Việt Nam tiếp tục hỗ trợ hợp tác với Huaphanh trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh hợp tác về thương mại và đầu tư.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong tham dự lễ khởi công sân bay Nong Khang, tỉnh Huaphanh - Ảnh: TTXVN Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Dâng hương tại Đài Tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam và Đài Tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Lào, tại tỉnh Huaphanh. Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới các địa phương của Lào đã góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, làm sâu sắc hơn nữa sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước; trao đổi các biện pháp thúc đẩy, tăng cường hợp tác, đầu tư Việt Nam - Lào và trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.(Theo Chinhphu.vn)

Trong thời gian tại Lào, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đã dự Hội nghị Cấp cao 4 nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 6 (CLMV6), Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawadi – Chao Phraya – Mekong lần thứ 5 (ACMECS 5), Đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, chủ trì Hội nghị Cấp cao Campuchia – Lào – Việt Nam lần thứ 7 (CLV7); thăm tỉnh Xiengkhuang và tỉnh Huaphanh. Bên lề các Hội nghị cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến, tiếp xúc song phương với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen; Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham. Đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịchTại Hội nghị Cấp cao CLMV6, lãnh đạo các nước CLMV nhấn mạnh cam kết tăng cường mối quan hệ truyền thống hữu nghị, láng giềng tốt và cùng có lợi giữa bốn nước. Hội nghị nhất trí cần tăng cường hợp tác trong thời gian tới, tập trung vào đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư và du lịch; thực hiện các hiệp định đã ký trong các khuôn khổ song phương và đa phương giữa các nước CLMV, tiếp tục áp dụng mô hình “một cửa - một điểm dừng” ở các cặp cửa khẩu khác để thuận lợi hoá cho các hoạt động thương mại, đầu tư; triển khai kịp thời Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch tổng thể ASEAN về kết nối để đẩy mạnh quá trình hội nhập trong ASEAN.  Đồng thời, tăng cường kết nối giao thông, tận dụng tốt nhất các hành lang trong khu vực như hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Bắc - Nam và Hành lang phía Nam, tạo thuận lợi cho giao thông trên các tuyến nối giữa Lào, Myanmar, Việt Nam và đẩy mạnh triển khai Hiệp định đa phương CLMV về Dịch vụ hàng không.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mục tiêu lớn của hợp tác giữa bốn nước là tăng cường hội nhập khu vực, củng cố và nâng cao vai trò của các nước CLMV trong chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa bốn nước CLMV với các nước còn lại trong ASEAN. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần nâng cao hiệu quả của hợp tác CLMV thông qua các dự án hợp tác thiết thực, có tính khả thi cao và có thể tận dụng được nguồn lực nội tại cũng như huy động các nguồn lực từ bên ngoài.  Đồng thời đẩy mạnh hợp tác giữa bốn nước trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch. Các nước cần tập trung vào việc hoàn thiện hạ tầng "mềm" của các tuyến hành lang, nghiêm chỉnh thực hiện các thỏa thuận song phương và đa phương trong lĩnh vực giao thông và triển khai mô hình "một cửa - một điểm dừng" tại các cửa khẩu quốc tế. Bên cạnh đó, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực; chủ động tăng cường các chương trình liên kết đào tạo với các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển.  Những điểm định hướng hợp tác trong tương laiThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7 (CLV 7). Hội nghị đã tập trung rà soát lại tình hình triển khai các hoạt động hợp tác thời gian qua và thảo luận về phương hướng hợp tác tương lai.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 7, chiều 12/3 Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba nước trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, hợp tác bình đẳng, các bên cùng có lợi, vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, đồng thời cam kết thúc đẩy khu vực này phát triển hài hoà và thịnh vượng thông qua việc tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả, chất lượng hợp tác và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong khu vực.  Ba Thủ tướng cũng đã đánh giá cao những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực Tam giác phát triển CLV trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực còn nhiều khó khăn.  Về định hướng hợp tác trong tương lai, trên cơ sở các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận giao Uỷ ban Điều phối tập trung thực hiện ngay 9 điểm sau: tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm triển khai một cách hiệu quả hơn nữa Quy hoạch tổng thể đã được điều chỉnh năm 2010; rà soát lại các thoả thuận song phương và đa phương hiện có của ba nước và xây dựng hiệp định về xúc tiến tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực Tam giác phát triển CLV để trình ký tại Hội nghị cấp cao CLV lần thứ 8; giao Bộ trưởng Giao thông ba nước xây dựng các quy trình để thực hiện có hiệu quả bản Ghi nhớ ba bên về giao thông đường bộ giữa Chính phủ ba nước tại Champasak, Lào; nhất trí coi việc phát triển ngành công nghiệp cao su là một ưu tiên hợp tác phát triển kinh tế giữa ba nước; tập trung phát triển nguồn lao động chất lượng cao phục vụ các dự án đầu tư tại khu vực; kêu gọi các đối tác phát triển tích cực hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ cùng Chính phủ ba nước phát triển kinh tế - xã hội của Khu vực Tam giác phát triển; Uỷ ban Điều phối và các cơ quan hữu quan chủ động và tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại; đảm bảo môi trường an ninh, an toàn và ổn định cho các nhà đầu tư và người dân tại Khu vực Tam giác phát triển; triển khai các thỏa thuận trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình chung và kế hoạch hành động để bảo tồn các công viên tự nhiên trong khu vực Tam giác phát triển CLV.  Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng ba nước đã ký Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác phát triển CLV khẳng định cam kết của Chính phủ ba nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân 13 tỉnh khu vực Tam giác phát triển và biến Tam giác phát triển thành ví dụ điển hình của thành công trong hợp tác khu vực. Việc Việt Nam tổ chức Hội nghị Cấp cao CLV7 đã góp phần tích cực thúc đẩy cơ chế hợp tác ba nước trong khu vực Tam giác phát triển, khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc triển khai Quy hoạch Tam giác phát triển CLV đến năm 2020, củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện với Lào, củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Campuchia.  Hợp tác ACMECS gắn với tiến trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN Hội nghị cấp cao ACMECS 5 đã nhìn lại chặng đường 10 năm hợp tác ACMECS và rà soát tình hình triển khai việc thực hiện Tuyên bố Phnom Penh và Chương trình hành động 2010 - 2012 trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên như tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng, giao thông, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, y tế, an sinh xã hội và môi trường.    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị ACMECS 5 Định hướng cho các hoạt động hợp tác tương lai, các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra tại Tuyên bố Bagan vì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các nước thành viên, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực.  Các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Vientiane và Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015, theo đó gắn kết hơn nữa hợp tác ACMECS với quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nâng cao tính cạnh tranh, vai trò và vị trí của các nước ACMECS trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hợp tác ACMECS trong giai đoạn tới cần hướng đến 3 mục tiêu chính là: tăng tính cạnh tranh của các quốc gia thành viên trên cơ sở gắn kết thị trường, hình thành chuỗi cung ứng và sản xuất khu vực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015; bảo đảm phát triển bền vững của khu vực, quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng với các mục tiêu nêu trên, các chương trình hợp tác không nên quá dàn trải mà cần tập trung vào một số nội dung chính như: thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch thông qua các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh hơn nữa kết nối khu vực với trọng tâm là phát triển các tuyến hành lang kinh tế như Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) và các tuyến giao thông xuyên quốc gia khác…; đẩy mạnh hợp tác trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong; khuyến khích hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các viện nghiên cứu; tăng cường phối hợp thực hiện đánh giá chung về tác động môi trường xuyên biên giới và giải quyết những thách thức chung về môi trường;…   Lãnh đạo các nước thành viên ACMECS (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar) và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh tại phiên khai mạc Hội nghị ACMECS 5, ngày 13/3 Phát biểu tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo ACMECS với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của khu vực doanh nghiệp ACMECS trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia cũng như tiến trình hợp tác và hội nhập khu vực.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội đồng kinh doanh ACMECS cùng tham gia thực hiện Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015 và bày tỏ mong muốn nhận được phản hồi của các doanh nghiệp về tính thiết thực và tác động của các nội dung hoạt động để có sự điều chỉnh kịp thời.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo trong buổi đối thoại với khu vực doanh nghiệp ACMECS Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại và đầu tư, đưa ACMECS trở thành sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp khu vực và quốc tế. Thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt-LàoSau khi tham dự các Hội nghị Cấp cao khu vực tổ chức tại Vientiane, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm tỉnh Xieng Khouang và tỉnh và tỉnh Huaphanh. Xieng Khouang là địa phương nằm ở khu vực phía Bắc còn nhiều khó khăn của Lào và có chung đường biên giới với tỉnh Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng tham dự một số sự kiện tại Xieng Khouang với Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong đã cùng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào, ngày 14/3 Tại Xieng Khouang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp lãnh đạo chủ chốt Xieng Khouang, cùng với Thủ tướng Thoongsing Thammavong đồng chủ trì Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư Việt Nam vào các tỉnh Bắc Lào; gặp gỡ đại diện bà con Việt kiều và Hội người Việt tại tỉnh Xieng Khouang. Tại tỉnh Huaphanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ xúc động lần đầu tiên đến thăm vùng đất căn cứ địa của cách mạng Lào, nơi thẫm đẫm tình hữu nghị keo sơn gắn bó của liên minh chiến đấu Việt – Lào.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiều năm qua cũng như đánh giá cao quan hệ hợp tác cùng phát triển, giúp đỡ lẫn nhau, cùng xây dựng và bảo vệ đường biên giới hòa bình, hữu nghị và và phát triển giữa Huaphanh với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương Việt Nam tiếp tục hỗ trợ hợp tác với Huaphanh trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh hợp tác về thương mại và đầu tư.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong tham dự lễ khởi công sân bay Nong Khang, tỉnh Huaphanh - Ảnh: TTXVN Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Dâng hương tại Đài Tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam và Đài Tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Lào, tại tỉnh Huaphanh. Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới các địa phương của Lào đã góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, làm sâu sắc hơn nữa sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước; trao đổi các biện pháp thúc đẩy, tăng cường hợp tác, đầu tư Việt Nam - Lào và trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.(Theo Chinhphu.vn)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng

Sóc Trăng: Rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng

(Thanh tra) - Ngày 12/12, ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Sóc Trăng về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC). Buổi làm việc nhằm rà soát tình hình, đảm bảo an ninh và trật tự phục vụ Đại hội Đảng các cấp.

Thu Huyền

15:59 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm