Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 05/10/2018 - 10:12
"...Về dấu ấn của đồng chí Đỗ Mười trên lĩnh vực đối ngoại, tôi không thể kể hết được, nhưng không thể không nói đến ý kiến quyết định của đồng chí đối với việc Việt Nam gia nhập ASEAN, bước mở đầu quá trình đưa Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới... Điều tôi ấn tượng là trong cuộc sống đồng chí Đỗ Mười rất giản dị, bao giờ cũng chỉ mặc bộ đại cán bạc màu; trong tiếp xúc luôn sôi nổi nhưng chân tình, thân mật...".
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân hội đàm với Tổng Bí thư Đỗ Mười, sáng 6/11/1991 tại Bắc Kinh, trong chuyến thăm Trung Quốc. Tại chuyến thăm này, hai nước tuyên bố 'khép lại quá khứ, mở ra tương lai,' thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước. (Ảnh: Xuân Lâm/TTXVN)
Đó là chia sẻ của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm về những ấn tượng sâu sắc trong quá trình làm việc với Tổng Bí thư Đỗ Mười.
... Trước năm 1986, thời kỳ tôi làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, tôi mới có dịp tiếp xúc với đồng chí Mười qua những cuộc họp do đồng chí triệu tập. Cuộc họp nào đồng chí chủ trì cũng rất sôi nổi. Đồng chí vừa nghe vừa trao đổi ý kiến, ý nào không rõ là đồng chí hỏi lại ngay buộc người phát biểu phải trình bày rõ ý kiến của mình.
Đồng chí thường xoáy vào những vấn đề có ý kiến khác nhau, buộc mọi người tham dự cuộc họp phải nói rõ chính kiến của mình để tìm ra lẽ phải. Ngay những trường hợp đồng chí nêu trước suy nghĩ của mình, đồng chí vẫn lắng nghe những ý kiến trái với ý kiến của mình và không ngần ngại tiếp thu khi cảm thấy ít nhiều có lý. Điều tôi ấn tượng là trong cuộc sống đồng chí rất giản dị, bao giờ cũng chỉ mặc bộ đại cán bạc màu; trong tiếp xúc luôn sôi nổi nhưng chân tình, thân mật.
Sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), tôi được cử làm Đại sứ tại Liên Xô. Tháng 4/1987, tôi sang Moskva nhận nhiệm vụ.
Tháng 5/1987, Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ ta do đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư và đồng chí Đỗ Mười, Phó Chủ tịch Hội động Bộ trưởng dẫn Đoàn sang thăm và làm việc với lãnh đạo Liên Xô. Lúc này, đất nước ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng. Ta phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước anh em trong phe Xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô để khắc phục khó khăn.
Qua đàm phán, lãnh đạo Liên Xô quyết định dành cho ta khoản viện trợ 1,2 tỷ ruble chuyển nhượng (1 ruble chuyển nhượng có giá trị gần bằng 1 đôla rưỡi) mỗi năm, trong đó một phần là viện trợ không hoàn lại, phần lớn là cho vay ưu đãi, lãi rất thấp, thời gian cho vay kéo dài.
Với số tiền đó, tùy yêu cầu của ta phân bổ bao nhiêu cho thiết bị toàn bộ (tức các nhà máy hoàn chỉnh), bao nhiêu cho vật tư và bao nhiêu cho hàng hóa tiêu dùng... là tùy ta, miễn là số lượng ta đề ra bạn chấp nhận được. Thường những công trình cụ thể, những vật tư quý hiếm các cơ quan có trách nhiệm của ta phải bàn với lãnh đạo các ngành có liên quan của bạn.
Tại hội đàm, đồng chí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bạn chỉ thỏa thuận về nguyên tắc, còn số lượng cụ thể, các Bộ trưởng của bạn dự hội đàm nếu nắm chắc tình hình, tán thành đề nghị của ta, hai bên thông qua luôn, còn các đồng chí Bộ trưởng sẽ gặp Bộ trưởng liên quan của ta bàn cụ thể sau.
Theo TTXVN/VIETNAM+
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2024.
Trần Kiên
18:02 11/12/2024(Thanh tra) - Hôm nay (11/12), tại Hà Nội, Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức Hội nghị Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44.
Trần Quý
17:45 11/12/2024Hương Giang
17:21 11/12/2024Hương Giang
17:08 11/12/2024Hải Hà
15:38 11/12/2024Chính Bình
15:26 11/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà