Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Điện lực

Thứ ba, 17/04/2012 - 19:57

Chiều 17/4, tiếp tục phiên họp lần thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

(Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN)

Luật Điện lực đã được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 3/12/2004, có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Đây là hành lang pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, về cơ bản đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước.

Việc thi hành Luật đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện; điều tiết hoạt động điện lực; quy hoạch điện lực; đầu tư phát triển điện lực; cấp phép hoạt động điện lực thực hiện cơ chế bù giá điện và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng thị trường điện có điều tiết của Nhà nước.

Tuy nhiên qua gần 7 năm thực hiện, Luật Điện lực đã bộc lộ không ít những bất cập, khó khăn, vướng mắc, không phù hợp với các mục tiêu phát triển, phương thức quản lý, điều hành của ngành điện trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và cho rằng việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực là cần thiết, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động điện lực, góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hạ tầng điện lực và bảo đảm an ninh năng lượng.

Về giá điện, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng thời gian qua, giá điện chưa được tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận hợp lý, do đó chưa thu hút, đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho sản xuất, truyền tải, phân phối điện đồng thời chưa tạo động lực cho việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, ứng dụng công nghệ sản xuất, sử dụng ít điện năng.

Nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung thêm vào khoản 1a Điều 29 Luật Điện lực, quy định “giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.”

Quy định này vừa bảo đảm cho giá bán điện được điểu chỉnh linh hoạt theo tín hiệu thị trường, vừa vẫn giữ vai trò điều tiết của Nhà nước đối với giá bán điện - loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống nhân dân cả nước.

Nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng tình với việc sửa đổi khoản 1 và 2 Điều 31 theo hướng: Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế quản lý và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân...

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với đề nghị bỏ quy định liên quan đến quy hoạch phát triển điện lực cấp huyện, vì quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh đã bao hàm quy hoạch điện lực cấp huyện và sự hạn chế về năng lực xây dựng, thẩm định quy hoạch của cán bộ chuyên ngành cấp huyện. Tuy nhiên, cần lưu ý việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch trong đó có nội dung đầu tư mạng lưới phân phối và truyền tải điện trong phạm vi các huyện.

Về chu kỳ lập quy hoạch phát triển điện lực, đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng chu kỳ một quy hoạch chuyên ngành nói chung phải là 10 năm và có tầm nhìn cho ít nhất 10 năm sau đó. Như vậy, chu kỳ lập quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nên là 10 năm và có định hướng 10 năm tiếp theo.

Ngoài ra, quy hoạch phát triển điện lực cũng phải đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

Tuy nhiên, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị để đáp ứng yêu cầu, trong quá trình triển khai, các quy hoạch 10 năm nên được cụ thể hóa thành các kế hoạch 1- 5 năm với mức độ chi tiết, dễ điều chỉnh và triển khai, phù hợp quy hoạch phát triển điện lực trong thời gian qua…

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng dành nhiều thời gian thảo luận về căn cứ lập và điều chỉnh giá điện, quy định phí điều tiết điện lực…

(Theo TTXVN)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: “Truy vấn” Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư về “gia hạn” các dự án chậm tiến độ

Thanh Hoá: “Truy vấn” Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư về “gia hạn” các dự án chậm tiến độ

(Thanh tra) - Chiều nay 13/12, nhiều đại biểu đã chất vấn tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá tại kỳ họp HĐND thứ 24, khóa XVIII liên quan đến việc gia hạn các dự án chậm tiến độ, có dự án gia hạn đến lần thứ 8 vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc, hoài nghị, dị nghị trong nhân dân.

Văn Thanh

20:01 13/12/2024
Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm