Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hàng năm làm cơ sở đánh giá cán bộ

Thứ bảy, 06/10/2012 - 21:40

(Thanh tra) - Chiều 6/10, đa số các ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng tình khi cho ý kiến về tờ trình Quốc hội về Nghị quyết Quy trình, thủ tục, cách thức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn.

Theo Dự thảo Nghị quyết, mục đích lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội, HĐND đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; giúp những người này nhận thấy được mức độ tín nhiệm để có biện pháp phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của mình.

Lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm là để thăm dò mức độ tín nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn làm cơ sở cho việc đánh giá cán bộ của cơ quan có thẩm quyền.

Với ý kiến về thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định Quốc hội, HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ tại kỳ họp đầu tiên mỗi năm kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm tại phiên họp toàn thể của cơ quan mình. Quy định như vậy là phù hợp với tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung.

Về phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm, loại  ý kiến thứ nhất cho rằng  phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm bao gồm toàn bộ những người do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Tuy nhiên, đa số ý kiến của TVQH tán thành với loại ý kiến thứ hai. Đó là, thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Hội đồng Dân tộc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các Phó Chủ tịch, các ủy viên của Hội đồng Dân tộc. Các Ủy ban của Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các Phó Chủ nhiệm, các ủy viên của Ủy ban mình.

HĐND thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do HĐND bầu. Các Ban của HĐND thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với Phó Trưởng ban và các ủy viên của Ban mình…

Những nội dung khác như: Quy trình lấy phiếu tín nhiệm, xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm, những người bị bỏ phiếu tín nhiệm... đa số ý kiến đồng tình với Dự thảo Nghị quyết.

Quỳnh Trang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm