Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiến nghị giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ thai sản

Thứ năm, 24/05/2012 - 09:52

(Thanh tra)- Đa số Đại biểu Quốc hội (QH) trong buổi thảo luận ở hội trường sáng 23/5 về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đều thống nhất với quan điểm này.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng với đại biểu

Quá khó khăn mới phải làm thêm giờ

Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai cho biết: Có 2 loại ý kiến khác nhau liên quan đến vấn đề làm thêm (Điều 108). Loại ý kiến thứ nhất đề nghị giữ nguyên quy định của Bộ luật Lao động hiện hành, làm thêm giờ nhưng không quá 4 giờ một ngày, 200 giờ trong 1 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ được làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm.  Loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định làm thêm 200 giờ trong 1 năm, đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ được làm thêm nhưng tối đa không quá 360 giờ trong 1 năm. 

Nghiêng về phương án 1, tuy nhiên Uỷ ban Thường vụ (UBTV) QH vẫn trình cả 2 phương án.

Đa số ý kiến đồng tình với UBTVQH lựa chọn phương án 1 vì quy định này phù hợp với điều kiện và thể chất của người lao động (NLĐ) Việt Nam, tạo cơ hội việc làm cho nhiều NLĐ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ và năng lực quản trị doanh nghiệp. Việc kéo dài thời giờ làm thêm là chưa phù hợp với xu hướng tiến bộ. Khi trình độ công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề của NLĐ và giá trị sản phẩm tăng lên thì thời giờ làm việc phải giảm dần nhằm bảo đảm sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho NLĐ. 

Đại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên) tán thành thực hiện phương án 1: “Cả cuộc đời 45 năm đi làm chủ yếu là công nhân và công đoàn, do đó rất hiểu điều kiện của người công nhân, tôi tha thiết đề nghị phấn đấu làm sao để NLĐ chúng ta đỡ phải làm thêm. Bây giờ, chẳng qua vì cuộc sống quá khó khăn thì họ phải chấp nhận việc đó”.

Các đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu), Lê Văn Hoàng (TP Đà Nẵng) cũng khẳng định phương án 1 sẽ hạn chế việc NLĐ bị khai thác tối đa sức lao động. Việc tăng thời giờ làm thêm mà chủ yếu là trong nhóm lao động phổ thông, nhóm ngành nghề thâm dụng lao động có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tính không đúng mức tiền lương của NLĐ trong thực tế, giảm bớt chi phí đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế…

Nghỉ thai sản 6 tháng là hợp lý

Về chính sách đối với lao động nữ và lao động đặc thù khác (từ Điều 155 đến Điều 187), các ý kiến tập trung vào quy định về thời gian nghỉ thai sản.

UBTVQH trình 2 phương án quy định về thời gian nghỉ thai sản: Phương án 1 - NLĐ nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Phương án  2 - NLĐ nữ làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ trước và sau khi sinh con là 5 tháng. NLĐ nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm theo chế độ 3 ca, làm việc thường xuyên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc ít người thuộc danh mục do Chính phủ quy định, NLĐ nữ là người khuyết tật được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng”.

Nhiều ý kiến đã tán đồng với phương án 1 của UBTVQH vì thấy rằng, xu hướng tăng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ là quy định tiến bộ, hướng đến mục tiêu bảo vệ thế hệ tương lai và chất lượng giống nòi. Trong điều kiện hiện nay, nếu thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng, theo tính toán của cơ quan bảo hiểm xã hội thì quỹ bảo hiểm xã hội có thể cân đối được. Bên cạnh đó, phương án này bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với điều kiện sống và các nhóm công việc khác nhau, đề cao quyền lựa chọn của lao động nữ để phù hợp với công việc, cuộc sống của mình và bảo đảm được hưởng đầy đủ chế độ thai sản.

Đồng ý phương án 1, nhưng đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) băn khoăn về thực trạng nhiều lao động nữ là lao động tự do, không được hưởng những ưu đãi khi thai sản. Ông Vẻ đề nghị cần có quy định trợ cấp cho đối tượng này, có thể mỗi lần sinh con được hưởng 1 tháng lương tối thiểu theo vùng.

Đại biểu Trần Ngọc Minh (Hải Phòng) đề nghị bổ sung: Nếu nữ lao động có nhu cầu đi làm sớm hoặc nghỉ thêm so với chế độ 6 tháng thì người quản lý, chủ doanh nghiệp linh hoạt xem xét, giải quyết theo nguyện vọng của NLĐ.

Nhiều ý kiến trái chiều về độ tuổi nghỉ hưu

Khác với 2 vấn đề trên, độ tuổi nghỉ hưu nhận được nhiều ý kiến không đồng nhất.

Đại biểu Bùi Thị An (TP Hà Nội) đề nghị nên đặt lại vấn đề, quyền lao động phải bình đẳng như nhau. Tức là, trong luật phải đặt vấn đề rằng, mọi người đều làm việc, đều nghỉ như nhau, trừ những trường hợp các vùng lao động độc hại, nặng nhọc, vũ trang... được quyền nghỉ sớm. Trong trường hợp ấy, nếu ưu tiên cho nữ, thì nên cho cộng 5 năm bảo hiểm. Bà An khẳng định: Bây giờ đội ngũ lao động nữ rất lớn, đào tạo được một người nam cũng như nữ, rất khó khăn và tốn kém. Để những người phụ nữ đạt được trình độ quản lý, lãnh đạo, khoa học, kỹ thuật, bác sĩ, dược sĩ, công nhân lành nghề rất khó khăn. Ví dụ ngành Y tế, vì sao có hiện tượng quá tải ở các bệnh viện Trung ương, vì cơ sở vật chất, vì hạ tầng không đủ nguồn lực cũng là một trong những lý do. Hiện rất nhiều bác sĩ, y sĩ, dược sĩ từ tuổi 55 - 60 về nghỉ, đấy là vàng ròng của ngành Y tế - đấy là một nguồn lực rất dồi dào và chất lượng, ...

Đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) nhất trí về tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 189. Tuy nhiên, bà Minh băn khoăn: Nếu thực hiện theo giải trình này, tức là nam về hưu ở tuổi 60, nữ về hưu ở tuổi 55 thì cần phải sửa đổi một số quy định hiện hành vì gây bất bình đẳng rất lớn đối với phụ nữ. Cụ thể, khi cơ quan tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch cán bộ đều thể hiện nữ kém nam 5 tuổi, trong khi cả nam và nữ cùng tốt nghiệp đại học như nhau, nữ thì còn hơn 10 năm thực hiện thiên chức của phụ nữ là chăm sóc và nuôi con nhỏ. Nhưng, đến tuổi 40 thì quy định về tuyển dụng, chuyển đổi, về đào tạo quy hoạch lại quy định là nam không quá 45 và nữ không quá 40, như vậy là mất cơ hội của chị em phụ nữ. Hay như hệ số lương cũng vậy, khi nữ về hưu trước 5 tuổi, theo quy định 3 năm tăng 1 bậc lương thì cơ hội với những năm cuối của phụ nữ là cơ bản không được hưởng 2, 3 bậc cuối. Vậy nên chăng có quy định để nam 3 năm lên 1 bậc lương và nữ 2,5 năm tăng 1 bậc lương, như vậy để đến khi cùng về hưu là nữ 55 và nam 60 thì có thể bảo đảm được... 

Nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành tuổi nghỉ hưu đối với nam là 60, nữ là 55. Đối với một số đối tượng là NLĐ làm các công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo hoặc NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Ngoài những vấn đề trên, một số đại biểu cũng mong Chính phủ xem xét tăng mức lương tối thiểu cho người dân để bảo đảm cuộc sống.

Cùng ngày, QH đã thảo luận về Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi và nghe Ủy viên UBTVQH, Trưởng Ban Công tác Đại biểu của UBTVQH trình bày tờ trình đề nghị QH bãi nhiệm tư cách Đại biểu QH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến, Đoàn Đại biểu QH tỉnh Long An.

Ánh Tuyết

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm