Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 13/09/2012 - 22:20
(Thanh tra)- Đó là một trong những vấn đề được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt ra trong phiên họp chiều 13/9 đối với Đoàn Giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Theo báo cáo của Chính phủ, từ năm 2002 - 2011, số hộ cần thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất là 558.485 hộ (chưa tính số hộ cần hỗ trợ theo các chương trình tái định cư thuộc các dự án thuỷ điện và khu kinh tế quốc phòng - KTQP). Các địa phương đã hỗ trợ được 231.576/558.485 hộ, đạt 41,5% tổng nhu cầu cần hỗ trợ của cả giai đoạn. Số hộ còn lại cần được tiếp tục hỗ trợ (2012 - 2016) là 326.909 hộ; trong đó, số hộ cần hỗ trợ đất sản xuất là 293.934 hộ, số hộ thiếu đất ở là 32.975 hộ.
Tính đến cuối năm 2011, số hộ được hỗ trợ về đất ở đạt tỷ lệ khá cao nhưng số hộ được hỗ trợ về đất sản xuất đạt tỷ lệ thấp. Số hộ cần hỗ trợ còn nhiều so với kế hoạch được duyệt do đối tượng của Quyết định 134 còn lại khá lớn. Khi Quyết định 1592 ban hành thì không chỉ tiếp tục thực hiện hỗ trợ cho đối tượng còn lại theo kế hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định 134 mà còn mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng mới.
Có thể nói, chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất ban hành là đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, kịp thời giải quyết những bức xúc của đồng bào. Tuy vậy, sau 10 năm thực hiện, kết quả đạt được vẫn còn thấp, chưa hoàn thành mục tiêu đề ra là do nhiều nguyên nhân, trong đó nhiều địa phương không còn quỹ đất để cấp; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách liên quan đến đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS chưa chặt chẽ; công tác điều tra khảo sát của địa phương có nơi còn bỏ sót đối tượng; có nơi do tách hộ, tăng dân số, do phải thu hồi đất để triển khai các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương... nên phát sinh thêm số hộ cần hỗ trợ về đất.
Giám sát về chủ trương trên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Trưởng đoàn Giám sát Ksor Phước cho biết: Qua giám sát cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, sau 10 năm thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất - chính sách quan trọng hàng đầu đối với hộ DTTS nghèo, đời sống khó khăn, mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách, đầu tư nhiều nguồn lực, thời gian, nhưng vẫn còn trên 300.000 hộ DTTS nghèo thiếu và không có đất ở, đất sản xuất, gần bằng số hộ cần đầu tư của giai đoạn khởi đầu chính sách (2002 - 2008).
Báo cáo giám sát còn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý Nhà nước, chỉ đạo thực hiện các chính sách về đất đai ở vùng DTTS.
Nêu vấn đề với Đoàn Giám sát, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi thẳng: Hơn 300 nghìn hộ đồng bào, DTTS còn thiếu đất ở, đất sản xuất, thì đề xuất giải quyết thế nào? Có đất giao không và thời gian nào giải quyết xong?
Xoay quanh vấn đề trên, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Uỷ ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội băn khoăn: Trong 10 năm thực hiện chính sách trên, đã giải quyết đất cho hàng trăm nghìn hộ. Vậy, hiện nay bao nhiêu % hộ tái lại không có đất ở, sản xuất vì sang nhượng và bao nhiêu % hộ phát sinh mới không có đất. Mục tiêu chấm dứt di dân tự do có đạt được không?
Rất thẳng thắn, ông Ksor Phước cho rằng, vấn đề Chủ tịch Quốc hội đề cập rất khó trả lời về thời gian thực hiện. Bởi thực tế hiện nay, tình trạng di canh tự do, du canh du cư vẫn còn, trong khi đó, dân số tự nhiên tăng lớn (tính riêng đồng bào dân tộc Mông chỉ trong 10 năm đã tăng hơn 200.000 người). Bên cạnh đó, nhiều địa phương không còn nguồn đất để giao (nhất là ở các vùng miền núi phía Bắc)... Điều đó đòi hỏi phải có chính sách đồng bộ và đặc thù đối với từng vùng, từng địa phương.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử nhận định: Đánh giá việc thực hiện chủ trương chính sách này cần phải nhìn nhận một cách tổng thể trên tầm vĩ mô cả chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và thực hiện của các bộ, ngành, nhất là quản lý đất nông nghiệp thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Về vấn đề này, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, quy hoạch đất ở nông nghiệp là trách nhiệm của từng địa phương chứ không phải của Bộ. Tuy nhiên, thời gian tới Bộ sẽ phối hợp với Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành và địa phương rà soát lại các nông trường, lâm trường quốc doanh hoạt động kém hiệu quả để thu hồi giao lại địa phương quản lý và giải quyết cho các hộ đồng bào DTTS còn thiếu đất ở và đất sản xuất. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu sẽ được Bộ kiến nghị với Chính phủ.
Góp ý về báo cáo giám sát, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Báo cáo đã chỉ rõ nhiệm vụ phải làm tiếp trong thời gian tới để đạt được mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ đã đặt ra, bảo đảm cho đời sống của đồng bào DTTS . Đồng thời, đã phân tích từng loại chủ trương và chính sách; đánh giá được loại nào đã làm tốt và chưa tốt; loại nào chưa thực hiện tốt, quy trách nhiệm của Chính phủ và từng bộ, ngành. Tuy nhiên, báo cáo cần đưa ra được mục tiêu, hệ thống, giải pháp, thời hạn để tiến hành cũng như phải đề ra kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành có chính sách bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS trong vùng DTTS, cư trú tập trung theo cộng đồng giải quyết.
Ánh Tuyết
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC