Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đầu tháng 2 lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thứ ba, 15/01/2013 - 20:41

(Thanh tra) - Hôm nay (15/1), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Toàn cảnh Phiên họp thứ 14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: na.gov.vn

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết: So với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, dự thảo lần này có 206 điều, trong đó bỏ 7 điều, sửa đổi 38 điều, bổ sung mới 23 điều. Nhiều vấn đề được quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước đối với đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội; quy định cụ thể về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; quy định cụ thể hơn về định giá đất, khung giá đất, bảng giá đất và các trường hợp áp dụng giá đất.

Đáng chú ý, dự thảo mới nhất đã quy định người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất và không bị hạn chế về quyền sử dụng đất trong trường hợp các dự án, công trình đã ghi trong kế hoạch sử dụng đất và đã công bố phải thu hồi đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất nhưng sau 3 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, vẫn còn một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau trong Dự thảo Luật, đó là việc áp dụng bảng giá đất (Điều 109) và vấn đề công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất (Điều 161).

Việc áp dụng bảng giá đất, Dự thảo Luật đưa ra 2 phương án. Loại ý kiến thứ nhất, đề nghị bảng giá đất do Nhà nước quy định được áp dụng cho tất cả các mục đích (như phương án 1) trong Dự thảo Luật. Loại ý kiến thứ hai, đề nghị chỉ áp dụng bảng giá đất đối với các trường hợp: Tính tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; tính các khoản thuế liên quan đến đất đai; tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai. Các trường hợp còn lại thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể không thấp hơn bảng giá đất để áp dụng. Ý kiến này nhận được sự tán thành của Thường trực Ủy ban Kinh tế.

Có ý kiến khác, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị cần làm rõ về giá đất và Nhà nước phải chủ động trong quản lý giá đất, không được chạy theo giá của thị trường (theo phương án 1, 60 ngày điều chỉnh 1 lần) chưa phù hợp. Còn phương án 2 là 5 năm mới điều chỉnh giá thì lâu quá. Do đó, theo ông Lý cả hai phương án trên đều chưa phù hợp, cần hoàn chỉnh thêm.

Đồng tình với quan điểm Dự thảo Luật cần phải hoàn thiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận định vấn đề nảy sinh khiếu kiện suốt thời gian vừa qua đó là giá đất và môi trường. Ngay trong Dự thảo Luật về nguyên tắc giá đất - cũng có điểm xung đột với nhau.

Vấn đề công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất (Điều 161) cũng còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Loại ý kiến thứ nhất, đề nghị quy định hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực; trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện công chứng, chứng thực theo nhu cầu của các bên. Loại ý kiến thứ hai, tán thành với quy định của Dự thảo Luật không bắt buộc công chứng hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất.

Ý kiến vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng: Việc chuyển quyền sử dụng đất bắt buộc phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký này đã xác lập đầy đủ tính pháp lý của việc chuyển quyền sử dụng đất. Nếu bắt buộc phải có công chứng các hợp đồng thì sẽ gây khó khăn cho người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất…

Kết luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị chỉnh lý lại Dự thảo Nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); giao Chính phủ chủ trì lấy ý kiến của nhân dân.

Theo kế hoạch, Dự thảo Luật tiếp tục được hoàn thiện, đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ ngày 1/2/2013 và kết thúc vào ngày 31/3/2013.

 Quỳnh Trang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Sắp xếp “tinh gọn” bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả

Nghệ An: Sắp xếp “tinh gọn” bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả

(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An xác định thực hiện nghiêm chủ trương, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương; đồng thời từ thực tiễn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, để sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Văn Thanh

08:28 14/12/2024
Thanh Hoá: “Truy vấn” Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư về “gia hạn” các dự án chậm tiến độ

Thanh Hoá: “Truy vấn” Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư về “gia hạn” các dự án chậm tiến độ

(Thanh tra) - Chiều nay 13/12, nhiều đại biểu đã chất vấn tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá tại kỳ họp HĐND thứ 24, khóa XVIII liên quan đến việc gia hạn các dự án chậm tiến độ, có dự án gia hạn đến lần thứ 8 vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc, hoài nghị, dị nghị trong nhân dân.

Văn Thanh

20:01 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm