Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần giám sát tối cao tất cả khu, cụm công nghiệp

Thứ sáu, 30/09/2011 - 01:26

(Thanh tra)- Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ngày 29/9, Đoàn giám sát của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có báo cáo tóm tắt kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế (KKT), làng nghề. Đây là chương trình giám sát tối cao của Quốc hội năm 2011 theo Nghị quyết số 54/2010/QH 12.

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sinh sống tại các làng nghề.

Khu kinh tế nhiều nhưng chưa phù hợp

Khảo sát tại 15 KKT ven biển cho thấy, công tác quy hoạch chung xây dựng KKT đến năm 2020 đã cơ bản hoàn thành. Một số KKT đang thu hút được nguồn đầu tư lớn trong và ngoài nước. Một số KKT khẳng định đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả nước.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế và ý kiến của nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và cử tri, để tập trung nguồn lực cho đất nước phát triển một cách có chiều sâu và bền vững thì số lượng các KKT được hình thành như vậy là tương đối nhiều, chưa thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế của các địa phương cũng như cả nước. Phần lớn các KKT đều quy hoạch chậm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội còn yếu kém, thu hút ít đầu tư.

Một thực trạng dễ nhận thấy nhất là, rất ít KKT có khu xử lý nước thải tập trung hoặc có nhưng hiệu quả hoạt động hạn chế. Có nơi, hệ thống xử lý nước thải chỉ hoạt động khi có đoàn thanh tra, kiểm tra. Môi trường đất, môi trường không khí bị ô nhiễm cục bộ ở các mức độ khác nhau do các hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, san lấp mặt bằng. Đặc biệt là các KKT có các nhà máy xi măng, hóa chất, điện, chế biến thực phẩm…

Bên cạnh đó, chất thải nguy hại thuộc các ngành nghề giày da, ắc quy, chế biến gỗ, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất… hầu hết đều vẫn tập kết tại cơ sở sản xuất chờ xử lý.

Đến nay, Chính phủ và các cơ quan Chính phủ đã ban hành 57 văn bản liên quan đến KKT và bảo vệ môi trường. UBND các tỉnh ven biển cũng đã ban hành 41 văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật bảo vệ môi trường và các luật khác có liên quan. Tuy nhiên, nhiều văn bản chính sách pháp luật còn hạn chế chưa sát tình hình thực tế, nhiều văn bản pháp luật có nội dung chồng chéo, thiếu tính thống nhất, đồng bộ…

Thách thức ô nhiễm môi trường từ làng nghề

Theo tổng hợp của đoàn giám sát, cả nước có 3.597 làng nghề, trong đó có 1.316 làng nghề được công nhận và 2.281 làng có nghề, tạo việc cho hơn 11 triệu lao động, thu hút 30% lực lượng lao động nông thôn. Tuy nhiên, một thách thức lớn đang đặt ra đối với các làng nghề là vấn đề ô nhiễm môi trường. Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen khu sinh hoạt nên khó kiểm soát, khó quy hoạch và chưa có biện pháp giải quyết có hiệu quả. Các ô nhiễm chủ yếu ở làng nghề là ô nhiễm chất hữu cơ, ô nhiễm chất vô cơ.

Qua giám sát thấy rằng, các chính sách liên quan đến đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường áp dụng cho các làng nghề trên thực tế ít được triển khai. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chưa thường xuyên, triệt để.

Cho ý kiến về vấn đề này, nhiều thành viên UBTVQH thống nhất rằng, cần quy hoạch rà soát sắp xếp lại làng nghề; tốc độ ô nhiễm ở các KKT, làng nghề là rất nghiêm trọng. Báo cáo giám sát chưa đánh giá sâu sắc để có giải pháp đúng đắn; chưa làm rõ vai trò trách nhiệm quản lý của Nhà nước trong bảo vệ môi trường; chưa chỉ ra sự chồng chéo trong quản lý Nhà nước, chưa cụ thể hóa các giải pháp thực hiện để làm rõ vấn đề.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan góp ý: Báo cáo giám sát mới dừng ở các KKT ven biển là chưa đầy đủ, chưa giám sát các loại hình các KKT cửa khẩu, KKT Quốc phòng là thiếu tính bao trùm cả nước để Quốc hội ra Nghị quyết. Báo cáo giám sát cũng cần phân tích cụ thể hoàn cảnh chính sách pháp luật từng làng nghề. Rút ra những điều chính sách pháp luật hợp lý, không hợp lý để có điều chỉnh dần. “Với các văn bản chính sách pháp luật, điểm nào chưa đi vào cuộc sống, vướng ở đâu thì cần phải phân tích cụ thể, chỉ ra điểm đúng và chưa đúng”, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh.

Đoàn giám sát của UBTV QH cũng đã kiến nghị với QH tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động các KKT và làng nghề như xem xét việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó có những quy định cụ thể về KKT và làng nghề; sớm ban hành chế tài xử lý vi phạm theo hướng đủ mạnh và khả thi; tăng cường giám sát việc phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường; cần có giám sát tối cao của Quốc hội đối với tất cả khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vì đây là đối tượng gây ô nhiễm nhất hiện nay.


Hồng Minh + Đỗ Hưng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Sắp xếp “tinh gọn” bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả

Nghệ An: Sắp xếp “tinh gọn” bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả

(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An xác định thực hiện nghiêm chủ trương, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương; đồng thời từ thực tiễn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, để sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Văn Thanh

08:28 14/12/2024
Thanh Hoá: “Truy vấn” Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư về “gia hạn” các dự án chậm tiến độ

Thanh Hoá: “Truy vấn” Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư về “gia hạn” các dự án chậm tiến độ

(Thanh tra) - Chiều nay 13/12, nhiều đại biểu đã chất vấn tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá tại kỳ họp HĐND thứ 24, khóa XVIII liên quan đến việc gia hạn các dự án chậm tiến độ, có dự án gia hạn đến lần thứ 8 vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc, hoài nghị, dị nghị trong nhân dân.

Văn Thanh

20:01 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm