Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bàn về chế định sở hữu toàn dân đối với đất đai

Thứ tư, 06/03/2013 - 08:31

(Thanh tra) - Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, những bức xúc, tiêu cực trong vấn đề đất đai lỗi không bắt nguồn từ chế định mà do thể chế hóa pháp luật chế định “sở hữu toàn dân về đất đai” chưa đầy đủ và từ yếu kém trong quản lý.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên. Ảnh: Hồng Hà

Liên quan đến chế định đất đai, đa số các đại biểu tham dự hội nghị lấy ý kiến pháp chế doanh nghiệp đồng tình với việc Dự thảo Hiến pháp đã nhìn nhận. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cũng cần được làm rõ.

Theo ông Trần Vũ Vương, Trưởng phòng Pháp chế Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam: Đất đai tự bản thân nó không thể là tài sản mà phải có sự đầu tư. Đất đai phải là tài sản quốc gia, sở hữu toàn dân, Nhà nước giao đất cho tổ chức cá nhân quản lý sử dụng, công nhận và bảo hộ quyền của họ đối với quyền sử dụng đất và tài sản trên đất.

“Thu hồi đất chính là nguồn cơn phát sinh khiếu kiện phức tạp và những vụ mất an ninh trật tự trong nhiều năm qua, đặt biệt cũng là lĩnh vực mà nhiều tổ chức, cá nhân trục lợi. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là cần quy định rõ ràng hơn về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, mục đích thu hồi đất”, ông Vương nói.

Ông Vương đề xuất sửa lại khoản 3, Điều 58: Quyền sử dụng đất là tài sản được pháp luật bảo hộ. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng và có bồi thường trong trường hợp đất được thu hồi phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ công trình giao thông, công trình công công; thu hồi đất phục vụ mục đích khác được thực hiện sau khi có thảo thuận bồi thường giữa các bên liên quan.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam cho rằng, trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, có ý kiến nhận định các vấn đề bất cập trong quản lý đất đai hiện thời có nguồn gốc từ chế định sở hữu toàn dân về đất đai, do đó cần xem xét lại và thay thế bằng hình thức sở hữu khác là không thuyết phục.

Tuy nhiên, ông Lê Anh Văn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam bày tỏ băn khoăn khi khái niệm “sở hữu toàn dân” dễ gây hiểu lầm trong thực tiễn vận dụng; không xác định rõ được chủ thể của loại hình sở hữu, quyền và nghĩa vụ của chủ thể cũng như cách thức mà chủ thể của loại hình sở hữu này thực hiện quyền năng của mình.

Ông Văn kiến nghị "cần tiếp tục “giải mã” khái niệm sở hữu toàn dân, thiết kế các cơ chế pháp lý cụ thể để các quy định về sở hữu toàn dân không bị hiểu sai lệch và bị lạm dụng trong thực tế”.

Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ông Phạm Gia Túc lưu ý, một trong những lý do khiến việc quản lý đất đai thời gian qua còn nhiều yếu kém chính là sự tồn tại cơ chế “xin - cho” khá nặng nề cùng việc sử dụng nhiều quy định, quyết định hành chính đối với đất đai… trong khi đất đai hay quyền sử dụng đất vốn là một loại hàng hóa đặc biệt. Một trong những giải pháp quản lý để khắc phục những bất cập này chính là phát huy tích cực các yếu tố thị trường liên quan đến đất đai.

Ông Túc đề xuất bổ sung cụm từ “phù hợp với các yếu tố thị trường” vào khoản 1 Điều 58 Dự thảo. Theo đó, cần quy định "đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý phù hợp với các yếu tố thị trường theo quy hoạch và pháp luật" để làm cơ sở quan điểm chỉ đạo công tác xây dựng và thực thi pháp luật đất đai sau này.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết đất đai là vấn đề rất phức tạp. Trong quá trình soạn thảo có 3 quan điểm khác nhau. Có người cho rằng quay trở lại Hiếp pháp 1959 là đa dạng hình thức sở hữu đất đai; ý kiến thứ hai là vẫn giữ sở hữu toàn dân về đất đai nhưng đất ở và đất nông nghiệp bảo đảm như quyền sở hữu; thứ ba là giữ nguyên.

Theo Thứ trưởng Liên, qua tổng kết, có thể khẳng định những yếu tố chưa hiệu quả, gây bức xúc, tiêu cực trong vấn đề đất đai thì lỗi bắt nguồn không phải từ chế định mà do thể chế hóa pháp luật chế định đất đai là sở hữu toàn dân là chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, có nguyên nhân từ yếu kém trong quản lý đất đai. Dự thảo lần này quy định quyền sử dụng đất là quyền tài sản là bước tiến mới trong tư duy, rất có lợi cho người dân và quyền này được pháp luật bảo vệ đầy đủ.

“Đất đai không chỉ là tài sản mà còn gắn liền với lãnh thổ quốc gia. Và đã gắn liến với lãnh thổ quốc gia thì đất đai không thuộc sở hữu của riêng ai mà là của toàn dân. Do đó, cần tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân còn những hạn chế nêu trên sẽ phải khắc phục”, ông Liên nhấn mạnh.
 

Hồng Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Sắp xếp “tinh gọn” bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả

Nghệ An: Sắp xếp “tinh gọn” bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả

(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An xác định thực hiện nghiêm chủ trương, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương; đồng thời từ thực tiễn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, để sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Văn Thanh

08:28 14/12/2024
Thanh Hoá: “Truy vấn” Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư về “gia hạn” các dự án chậm tiến độ

Thanh Hoá: “Truy vấn” Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư về “gia hạn” các dự án chậm tiến độ

(Thanh tra) - Chiều nay 13/12, nhiều đại biểu đã chất vấn tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá tại kỳ họp HĐND thứ 24, khóa XVIII liên quan đến việc gia hạn các dự án chậm tiến độ, có dự án gia hạn đến lần thứ 8 vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc, hoài nghị, dị nghị trong nhân dân.

Văn Thanh

20:01 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm