Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 05/10/2011 - 20:01
Hôm nay (5/10), Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016 đã họp Phiên thứ nhất, thảo luận và cho ý kiến về chế độ, chương trình công tác, quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo.
Phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương - Ảnh Chinhphu.vn
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp.
Tham dự phiên họp thứ nhất có Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Trưởng ban; bà Lê Thị Thu Ba, Phó Chánh văn phòng Trung ương, Phó Trưởng ban thường trực; ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Chánh văn phòng Trung ương, Phó Trưởng ban; các Ủy viên Ban Chỉ đạo: Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, lãnh đạo các cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam…
Các thành viên của Ban Chỉ đạo thống nhất cho rằng, cải cách tư pháp là một quá trình phức tạp, nhiều việc cần phải làm, nhiều nội dung phải nghiên cứu. Do đó, các cơ quan liên quan phải tích cực, thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Muốn vậy, để nâng cao hiệu quả công tác của Ban Chỉ đạo cần sớm kiện toàn bộ máy giúp việc cho Ban Chỉ đạo như Ban Thư ký, các bộ phận chuyên môn để nghiên cứu, thẩm định, đề xuất các đề án, chương trình cải cách tư pháp lớn của các ngành tư pháp như Tòa án, Kiểm sát, Bộ Tư pháp…
Đối với những vấn đề lớn, nhiều thành viên kiến nghị có thể tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học thông qua các cuộc hội thảo để nâng cao hiệu lực, hiệu quả các đề án, chương trình của công tác cải cách tư pháp đang đặt ra, góp phần quan trọng vào cải cách thể chế, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo cho rằng, đây là một quá trình bền bỉ nên cần nghiên cứu kinh nghiệm làm việc của Ban Chỉ đạo các nhiệm kỳ trước, vận dụng kết quả đó cho hoạt động của Ban Chỉ đạo nhiệm kỳ này. Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu một số mô hình, phù hợp với chế độ và điều kiện nước ta. Tiến hành tổng kết thực tiễn, “lắng nghe” thực tiễn hoạt động của cơ quan tư pháp Trung ương và địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội về vấn đề này.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác cải cách tư pháp để tạo sự đồng thuận trong nhân dân trước công tác này.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Trong chương trình hoạt động của Ban Chỉ đạo, những việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 là ưu tiên số một - Ảnh Chinhphu.vn
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng, cải cách tư pháp là vấn đề khó nhưng không thể không làm. Các vấn đề lớn cần thảo luận đa số, Trưởng ban kết luận để có cơ sở tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền.
Theo đó, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, những gì gắn với sửa đổi Hiến pháp 1992 thì Ban Chỉ đạo phải “đi trước một bước” để tham mưu cho Bộ Chính trị. Do vậy, từ nay đến năm 2012, ưu tiên những vấn đề liên quan đến sửa đổi Hiến pháp 1992.
Phó Chánh văn phòng Trung ương Lê Thị Thu Ba, Phó Trưởng ban thường trực cũng nhấn mạnh, cải cách tư pháp phải làm cho bộ máy vận hành tốt hơn, không vì lợi ích cục bộ của ngành nào. Tán thành quan điểm trên, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh nhấn mạnh, hoạt động của Ban Chỉ đạo nhiệm kỳ này phải quyết liệt, không ngại va chạm để giải quyết căn cơ những vấn đề trong hoạt động tư pháp.
Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh đề nghị trong nhiệm kỳ này, cải cách tư pháp cần tập trung vào cải cách ngành Tòa án quyết liệt hơn, nhất là về vấn đề tranh tụng, lấy Tòa án làm trung tâm, tạo dấu ấn cho tiến trình cải cách tư pháp, đáp ứng mong mỏi của Đảng và nhân dân.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhấn mạnh, mục tiêu hết sức cao cả của công tác cải cách tư pháp là xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân. Vì thế, công tác cải cách tư pháp đặc biệt quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Phải quán triệt cụ thể các Nghị quyết của Đảng về công tác cải cách tư pháp; sớm kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo như bộ phận thường trực, cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ban Chỉ đạo; những công việc liên quan đến góp ý cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 phải được đặt lên hàng đầu. Trong chương trình hoạt động của Ban Chỉ đạo, những việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 là ưu tiên số một.
(Theo Chinhphu.vn)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Văn Thanh
08:28 14/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà