Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 25/01/2012 - 08:03
(Thanh tra)- Dân gian ta có câu: “Ai ơi bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Câu ca có ý nhắc nhở mọi người “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” sướng vui, ấm no này lại nhớ những ngày khổ xưa.
Ngày 12/2/1956 (mùng 1 Tết Bính Thân), Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trường xây dựng cầu Việt Trì, Phú Thọ.
Xuân Bính Thân 1956, hơn một năm rưỡi hòa bình lập lại trên nửa nước ta, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong cán bộ, đảng viên, nhân dân đã có biểu hiện “được mùa, đã phụ ngô khoai”, có “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” lại quên đi cái ngày Tết chỉ có “gạo trộn ngô, một bát muối, một trái ớt”, quên đi “tình cũ người xưa” của quần chúng cách mạng đã nuôi dưỡng, chở che cho mình, đã cho mình “ăn Tết”. Cũng không ít cán bộ, đảng viên đã nghĩ rằng, qua mấy năm gian khổ nay cần “hưởng thụ bù lại” mà không thấy cuộc đấu tranh trước mắt còn khó khăn nhiều. Có người còn tệ hơn, đã “ăn cơm đập bát, núp cây bẻ cành” quay lưng lại với các bậc cha anh, quên công lao con người đã có đóng góp cho cách mạng, hy sinh cho cách mạng nhờ đó mà nay mình mới có đất này, nhà nọ, xe kia, vợ đẹp, con khôn.Bài “Mừng xuân mới, nhớ xuân cũ” của Bác, ký bút danh C.B đăng trên Báo Nhân dân, mục “Nói mà nghe”, toàn văn như sau:
Mừng xuân mới, nhớ xuân cũ
Thường người ta mừng xuân với:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
Nêu tre, pháo tống, bánh chưng xanh
Hoặc là với:
Trời thêm ngày tháng, người thêm tuổi
Xuân chật càn khôn, phúc chật nhà
Với nhiều người cách mạng độ 30 xuân trở lên, những xuân cũ có nhiều màu, nhiều vẻ.
Có người mừng xuân trong trại giam, nhà tù
Có người ăn Tết ở góc rừng, hang đá
Có người hoạt động ở nước ngoài thì:
Xuân ơi xuân rất mặn mà
Trông về cố quốc biết là xuân đâu?
Trong thời kỳ kháng chiến, thì mừng xuân mặt trận hoặc trong vùng du kích. Máu địch là rượu, súng đạn là pháo.
Tôi nhớ một xuân rất có thú vị cách đây 13 năm: gần Tết, tôi được phái lên P.B(1) (Cao Bằng), P.B là làng “cứ điểm” đầu tiên của ta.
Mấy làng chung quanh mới có ít nhiều cơ sở. Ở đó, cán bộ đều “ba cùng”. Đồng bào từ già đến trẻ đều biết “ba không”(2). Cho nên, dù quân lính Pháp, đặc vụ Nhật, mật thám ngụy ngày đêm đi lùng, cán bộ vẫn hoạt động được.
Gần P.B phong cảnh rất đẹp: hai bên rừng cây xùm xòa. Giữa có suối nước chảy mạnh. Trên suối là “đại bản doanh” cách mạng. Gọi là nhà, thì nó không có nền. Gọi là thuyền, thì nó không có mui. Nhưng rất bí mật và rất tiện cho công việc.
Lúc tôi đến trụ sở, chỉ thấy có Bác, ba cán bộ in báo và một em bé phụ trách tiếp tế. Trong nhà thấy có một thùng gạo trộn ngô, một bát muối và một chai ớt. Đó là lương thực dự bị để mừng xuân.
Phong tục vùng đó hay kiêng. Vì vậy, để đồng bào ăn Tết, tối hôm 29, độ hai mươi cán bộ lần lượt trở về “đại bản doanh”.
Sáng hôm 30 Tết, mấy em tiếp tế mang về năm cái bánh chưng và một đùi thịt lợn. Chưa ai hiểu thế nào, thì anh C gỡ một miếng giấy nhỏ dán trên một chiếc bánh chưng đưa Bác xem. Xem xong, Bác đọc cho chúng tôi nghe. Bức thư nói: “Anh em lo làm việc nước. Tết nhất xa cửa xa nhà. Chúng tôi gửi đến chút quà, biếu các đồng chí ăn Tết...”.
Tối ngày 30, cái hang đá gần trụ sở đã đầy những quà. Nào bánh chưng, thịt lợn, nào gạo nếp, trứng gà,... mỗi quà đều kèm theo một bức thư vắn tắt, đại ý như bức thư trên. Thư nào cũng không ký tên.
Đó là những quà đồng bào bí mật gửi biếu cho cán bộ ăn Tết. Bánh và thịt ăn mãi đến rằm chưa hết!
Cái Tết ấy chứng tỏ rằng đồng bào rất thương yêu cán bộ. Về sau, khi đội Quân giải phóng thành lập, cũng do đồng bào tự nuôi dưỡng như con em ruột của mình.
Vì nghĩa cũ tình xưa, ngày nay mừng xuân trong hòa bình, nhiều cán bộ và chiến sỹ thấm thía nhớ đến đồng bào Việt - Bắc.
C.B(3)
Mục “Nói mà nghe” này với bài “Mừng xuân mới, nhớ xuân cũ” được đăng trên Báo Nhân dân số 712 ra ngày 14/2/1956 (tức là ngày mồng 3 Tết Bính Thân). Bài viết chỉ kể lại chuyện cũ cách đây đã hơn hai mươi năm, không trách móc, khuyên dạy ai, “linh hồn” của bài viết là ở chữ “tình cũ nghĩa xưa” và “thấm thía nhớ đến đồng bào Việt Bắc”. Việt Bắc đó là cái nôi, là quê hương, là ngôi sao của cách mạng Việt Nam, là căn cứ địa kháng Nhật, chống Pháp. Cũng như sau đó là Tây Nguyên, là Tây Ninh ngay cả những cơ sở bí mật kháng chiến chống Mỹ ở Vũng Tàu, ở Sài Gòn trong rừng cao su, Đồng Tháp Mười, trên một con thuyền, một chiếc xe đò...
Những địa danh ấy với những ông bà, cha mẹ, bà con cô bác ta đã gắn bó với cách mạng bằng xương máu của mình để có một quá khứ vinh quang trong đau khổ, một hiện tại thanh bình, phát triển.
“Mừng xuân mới, nhớ xuân cũ”, nhớ người cũ, mong sao “vì tình xưa nghĩa cũ” tất cả “đồng bào Việt Bắc” ở khắp nước ta trong mỗi Tết đều thấm thía tấm lòng và ước nguyện của Bác Hồ.
(1): PB có nghĩa là Pác Bó (TN)
(2): “Ba không” là cách giữ bí mật. Người ta hỏi đều trả lời: “Không nghe gì, không thấy gì, không biết gì”.
(3): C.B là bút danh của Bác Hồ. Theo Bác giải thích là: Của Bác (TN)
TS. Thủy Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An xác định thực hiện nghiêm chủ trương, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương; đồng thời từ thực tiễn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, để sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Văn Thanh
08:28 14/12/2024(Thanh tra) - Chiều nay 13/12, nhiều đại biểu đã chất vấn tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá tại kỳ họp HĐND thứ 24, khóa XVIII liên quan đến việc gia hạn các dự án chậm tiến độ, có dự án gia hạn đến lần thứ 8 vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc, hoài nghị, dị nghị trong nhân dân.
Văn Thanh
20:01 13/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình