Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Yên Bái: Nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Bùi Bình

Thứ năm, 16/11/2023 - 13:08

(Thanh tra) – Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Đến nay, ngành nông nghiệp có bước phát triển quan trọng, đáp ứng mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, kết hợp với đẩy mạnh sản xuất hàng hóa các sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị; diện mạo nông thôn có thay đổi rõ nét.

Cảnh đồng dâu thôn Lan Đình, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên. Ảnh: Bùi Bình

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, tỉnh Yên Bái đã xác định rõ vai trò, vị trí quan trọng của phát triển nông nghiệp là “trụ đỡ” để tạo đà phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Vì vậy, tỉnh đã quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực để cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo thế mạnh của từng vùng, nhu cầu của thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyển dịch theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; hình thành thương hiệu của một số sản phẩm chủ lực.

Báo cáo của UBND tỉnh Yên Bái cho biết, hơn 2,5 năm qua, tỉnh đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững giai đoạn 2021-2025.

Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2021 đạt 5,36%, đứng thứ 4/14 tỉnh trong vùng; năm 2022 đạt 5,95%, cao nhất trong vùng và cao nhất trong nhiều năm trở lại đây; 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 5,85%; cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự chuyển dịch đúng hướng; cơ bản các chỉ tiêu thành phần trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đều tăng cao so với đầu nhiệm kỳ.

Về trồng trọt và chăn nuôi: thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa, ngô hiệu quả thấp sang các loại cây trồng chủ lực, đặc sản, có giá trị kinh tế cao; từng bước chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung; đầu tư chuồng trại và áp dụng các tiến bộ mới về cơ giới hóa, tự động hóa; năng suất, chất lượng và kiểm soát dịch bệnh đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Về lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có; tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 63%. Khuyến khích phát triển một số sản phẩm chủ lực, hình thành vùng nguyên liệu tập trung. Cơ cấu giống cây trồng lâm nghiệp chuyển sang trồng những cây đa tác dụng, hiệu quả kinh tế cao; hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp chất lượng cao.

Về thủy sản, khuyến khích phát triển một số sản phẩm đặc thù, đặc sản có lợi thế. Quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà và các hồ chứa lớn.

Phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới đồng bộ, toàn diện gắn với chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đẩy mạnh phát triển vùng thấp, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, trong sản suất, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ thu hút các nhà đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với phân bổ lại đất sản xuất, tạo điều kiện cho nhân dân có đất sản xuất ổn định lâu dài.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn tỉnh có thêm 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 100 xã, 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 3/9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó huyện Trấn Yên là huyện miền núi đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt chuẩn nông thôn mới.

Chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn tiếp tục được cải thiện; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh tăng từ 92% năm 2021 lên 93% năm 2022, dự kiến năm 2023 đạt 94%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý ở khu vực nông thôn tăng từ 26,4% năm 2021 lên 33,7% năm 2022, dự kiến năm 2023 đạt 40,2%.

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn đánh giá, nửa đầu nhiệm kỳ 2021 – 2025, kinh tế duy trì đà tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Về lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có bước phát triển quan trọng, đáp ứng mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, kết hợp với đẩy mạnh sản xuất hàng hóa các sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị; diện mạo nông thôn có thay đổi rõ nét.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển ngành nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, thời gia tới, cần tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; phát triển nông nghiệp dựa trên những lĩnh vực có lợi thế so sánh của tỉnh gắn với công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ nông thôn.

Đồng thời, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng liên kết sản xuất vừa và nhỏ liền kề tạo ra vùng sản xuất lớn; phát huy tối đa thế mạnh của địa phương.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc

Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc

(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.

Nguyễn Điểm

16:01 13/12/2024
Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.

Vân Trang

14:15 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm