Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 12/04/2012 - 15:55
(Thanh tra) - Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Việt Nam đang bước vào thời kỳ “dân số vàng”. Điều này có nghĩa, sẽ có một lực lượng lớn thanh niên tham gia thị trường lao động. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, tận dụng cơ hội này là điều không dễ khi tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao hơn so với mặt bằng chung.
Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thanh niên chiếm khoảng 20% dân số, một lực lượng lao động không hề nhỏ nhưng lại chiếm một nửa số người thất nghiệp trong khu vực. Đồng thời, nguy cơ chịu rủi ro thất nghiệp của họ cũng cao hơn nhiều so với lao động lớn tuổi. Bình quân, mức độ rủi ro thất nghiệp của thanh niên cao hơn gấp 3 lần; ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương là gần 5 lần.
Những thông tin do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chỉ ra cho thấy, tạo việc làm cho thanh niên là vấn đề cấp thiết của khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Bởi lẽ, nếu không có việc làm hiệu quả và bền vững cho đối tượng này thì chính các nước châu Á sẽ không thể phát huy được hết tiềm năng nhân lực của mình, mà còn bị đe dọa đến ổn định xã hội.
Việt Nam cũng không nằm ngoài nhận định trên. Mỗi năm nước ta có khoảng 1 triệu thanh niên gia nhập thị trường lao động. Tuy nhiên, không phải tất cả số này đều có việc làm, hoặc duy trì được việc làm có chất lượng cao. Thống kê cho thấy, có tới 50,4% tổng số người thất nghiệp là thanh niên trong độ tuổi từ 15 - 24. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi trên cũng cao hơn so với tỷ lệ thất nghiệp chung (8,1% so với 6,8%). Do đó, tạo việc làm cho đối tượng này thực sự là một thách thức đối với Việt Nam.
Việt Nam đang bắt đầu bước vào thời kỳ “dân số vàng”. Giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 30 năm, từ năm 2010 - 2040. Trong khoảng thời gian này, nếu chúng ta tận dụng được hết những cơ hội mà nó mang lại sẽ là một động lực lớn để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thực tế đã cho thấy, ở những quốc gia phát huy được lợi thế “dân số vàng”, kinh tế đã những bước phát triển vượt bậc.
Tuy nhiên, chúng ta gặp phải một bất lợi lớn khi bước vào giai đoạn “dân số vàng” đúng lúc khủng hoảng kinh tế. Không những không tạo được thêm nhiều việc làm mới mà còn gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm đối tượng này. Theo nhiều chuyên gia, nếu không có những bước đi đột phá về đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động trẻ, cơ hội “dân số vàng” không những không được phát huy mà ngược lại sẽ trở thành gánh nặng khi gia tăng áp lực cho thị trường lao động.
Một nỗ lực đáng ghi nhận khi chúng ta đã tạo việc làm mới cho 1,5 triệu lao động, trong đó phần nhiều là lao động trẻ trong năm 2011. Tuy nhiên theo nhận định, tăng trưởng kinh tế tại phần đông các nước châu Á sẽ chậm lại hơn nữa trong năm 2012. Đồng thời, khả năng tạo việc làm và chất lượng việc làm cũng sẽ suy giảm. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung. Do đó, tạo việc làm hiệu quả và bền vững là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Điều này sẽ góp phần giảm áp lực cho thị trường lao động, đảm bảo an ninh xã hội, từ đó tận dụng được cơ hội “dân số vàng” từ ngay bây giờ.
H.Yến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang