Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 24/04/2023 - 15:18
(Thanh tra) - Trụ sở làm việc của 13 bộ, ngành Trung ương được Chính phủ quy hoạch tại khu vực Tây Hồ Tây với diện tích khoảng 35ha. Trong khi đó, khu Mễ Trì rộng 55ha sẽ là nơi đặt trụ sở của 23 bộ, ngành khác.
Trụ sở của Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tại quận Cầu Giấy
Thủ tướng vừa phê duyệt quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương tại Hà Nội, đến năm 2030.
Quy hoạch này nhằm xây dựng hệ thống trụ sở làm việc đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, đồng bộ, hiện đại; nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy hành chính. Đặc biệt, việc quy hoạch này nhằm sắp xếp lại đô thị và giảm tải cho khu vực nội thành Hà Nội.
Phạm vi quy hoạch, theo quyết định của Thủ tướng, là các trụ sở làm việc của 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ, 6 cơ quan Trung ương của các đoàn thể nằm trong phạm vi địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội.
Trụ sở bộ, ngành Trung ương bố trí tại Tây Hồ Tây và Mễ Trì
Theo quyết định của Thủ tướng,quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu trụ sở bộ, ngành Trung ương tại Tây Hồ Tây và Mễ Trì.
Cụ thể, quy mô lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu trụ sở bộ, ngành Trung ương tập trung tại Tây Hồ Tây rộng khoảng 35ha và ở Mễ Trì rộng khoảng 55ha.
Trong đó, ở khu vực Tây Hồ Tây Khu Tây Hồ Tây dự kiến bố trí 13 trụ sở làm việc có hình khối kiến trúc thống nhất về phía Bắc và Nam, gắn với 2 trục đường đô thị. Nơi đây sẽ thiết kế các công trình cao 12-25 tầng, các công trình phụ trợ, dịch vụ thương mại cao 6-34 tầng, thống nhất chỉ giới xây dựng lùi so với mặt đường chính là 20m.
Trụ sở các bộ ngành được bố trí trên từng lô đất, được tổ hợp từ nhiều công trình kiến trúc tạo nên tổ hợp sinh động, có nhịp điệu, có khoảng trống cho cây xanh, có mối liên hệ với các công trình lân cận. Ngoài ra kiến trúc công trình sẽ được thiết kế theo hướng hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ, giải pháp kiến trúc xanh....
Trong giờ hành chính có thể hạn chế người dân sử dụng để đảm bảo hạn chế tiếng ồn tác động đến hoạt động hành chính, buổi tối có thể tổ chức thành tuyến phố đi bộ sinh động, phục vụ chung cho cộng đồng. Trục không gian mở là trục đi bộ, tiếp cận chủ đạo của cán bộ làm việc thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Khu vực này sẽ bố trí tối đa hệ thống cây xanh sân vườn kết hợp với trục mặt nước để tạo cảnh quan và môi trường sinh thái cho khu trụ sở bộ, ngành. Hệ thống cảnh quan là điểm nhấn quan trọng cho khu trụ sở các bộ, ngành và là hình ảnh của khu đô thị Tây Hồ Tây trong tương lai.
Bố trí hệ thống không gian ngầm được kết nối với nhau để phục vụ nhu cầu bãi đỗ xe, bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối (trạm cấp điện, trạm bơm tăng áp, trạm xử lý nước thải, khu tập trung chất thải rắn tạm...). Các công trình hạ tầng nổi được sử dụng các giải pháp bao che xử lý thẩm mỹ để đảm bảo mỹ quan và tiện nghi cho khu trụ sở.
Tại khu vực Mễ Trì với diện tích khoảng 55ha, dự kiến sẽ là trụ sở làm việc của 23 cơ quan.
Các công trình cao 17-25 tầng, công trình công cộng dịch vụ cao 3-5 tầng, nhằm tạo sự đồng đều về không gian trong khu trụ sở bộ, ngành. Trong đó, 1-2 tầng ngầm được dùng làm bãi đỗ xe, bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, kho chứa. Còn tầng 1-2 làm sảnh đón tiếp và tạo hướng tuyến đi lại cho người đi bộ.
Trung tâm của khu quy hoạch là công viên hồ cảnh quan gắn với các công trình công cộng, trung tâm hội nghị tạo nên không gian mở sinh thái cho khu trụ sở.
Theo quy hoạch sẽ phân tách các luồng giao thông phục vụ khách đến làm việc, giao thông cho cán bộ đến làm việc và giao thông nội bộ trong khu trụ sở bằng các phương tiện công cộng, để đảm bảo không chồng chéo luồng giao thông và quản lý hoạt động vận hành khu trụ sở được thuận lợi.
Trụ sở cũ không sử dụng được ưu tiên làm bãi đỗ xe, vườn hoa công cộng
Quyết định của Thủ tướng nêu rõ giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 sẽ chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng và chuẩn bị đầu tư xây dựng trụ sở các cơ quan có nhu cầu cấp thiết cần di dời.
Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng hạ tầng và đầu trụ sở các cơ quan có nhu cầu cấp thiết cần di dời giai đoạn 1 (hoàn thành trụ sở mới, di dời và bàn giao trụ sở cũ vào năm 2030).
Những trụ sở bộ, ngành còn lại sẽ được thực hiện đầu tư xây dựng trong giai đoạn từ năm 2031 đến 2035.
Phân kỳ này được áp dụng đối với những bộ, ngành quy hoạch tại khu vực Tây Hồ Tây.
Tại khu Mễ Trì, giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 sẽ chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hoàn thành đưa công trình trụ sở Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào sử dụng.
Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030, thực hiện đầu tư xây dựng dự án trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng, các cơ quan khác có nhu cầu di dời.
Từ năm 2030 trở về sau sẽ đầu tư xây dựng hạ tầng, các cơ quan có nhu cầu di dời.
Nguồn lực quy hoạch sẽ được thực hiện bằng vốn đầu tư công và vốn xã hội hóa.
Trong đó nguồn vốn đầu tư công sẽ chi cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng; đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đầu tư xây dựng các công trình trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan.
Nguồn vốn xã hội hóa hoặc nguồn vốn hợp pháp khác được huy động để đầu tư các hạng mục công trình công cộng, dịch vụ sử dụng chung (trung tâm dịch vụ thương mại; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; khách sạn...).
Đối với hệ thống các cơ sở nhà đất hiện có sau khi di dời, Thủ tướng yêu cầu phải có biện pháp quản lý tập trung. Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì xác định phương án khai thác cụ thể cho từng cơ sở nhà đất để phục vụ hoạt động của các cơ quan Trung ương. Trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng làm cơ quan hành chính, thực hiện đấu giá công khai để thu lại nguồn lực cho Nhà nước.
Đối với cơ sở không có nhu cầu sử dụng làm cơ quan hành chính, việc chuyển đổi phải ưu tiên tái cấu trúc đô thị, sử dụng cho mục đích công cộng, vườn hoa, bãi đỗ xe, hạn chế việc chất tải thêm vào hạ tầng tại khu vực.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân