Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ưu tiên chuyển đổi IPv6 cho cổng thông tin điện tử mức độ 3, mức độ 4

Giang Thân

Thứ hai, 23/08/2021 - 18:03

(Thanh tra) - Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa có văn bản gửi các bộ, ngành Trung ương đề nghị sớm triển khai công tác chuyển đổi IPv6 trên hệ thống mạng, dịch vụ công nghệ thông tin của đơn vị nhằm đồng bộ hóa công nghệ và phát triển tốt hạ tầng số từ Trung ương đến địa phương.

Tính đến tháng 7/2021, 3 bộ, ngành chuyển đổi IPv6 thành công cho cổng thông tin điện tử. Ảnh minh họa: Thân Giang

Theo Bộ TTTT, hiện nay, mạng Internet toàn cầu đang chuyển sang thế hệ mới sử dụng giao thức và địa chỉ IPv6 thay thế IPv4 để vừa giải quyết vấn đề cạn kiệt IPv4 vừa đáp ứng nhu cầu triển khai các dịch vụ mới, chất lượng cao như Internet vạn vật (IoT).

Thực hiện mục tiêu Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Chương trình IPv6 For Gov, Bộ TTTT (Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ khối cơ quan Nhà nước.

Từ năm 2015 đến nay, đào tạo về IPv6 và công nghệ chuyển đổi IPv6 cho 1.511 cán bộ thuộc khối cơ quan Nhà nước đến từ 20 bộ, ngành, 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức 37 chương trình làm việc trực tiếp/trực tuyến về chuyển đổi IPv6; 21 khóa đào tạo riêng tại các địa phương. Riêng khối bộ, ngành, Bộ TTTT đã tổ chức 2 khóa cơ bản năm 2016; 2 khóa chuyên sâu năm 2017 và năm 2020.

Bên cạnh chương trình đào tạo trực tiếp, Bộ TTTT đã phát triển Chương trình Đào tạo IPv6 trực tuyến, cung cấp trên nền tảng VNNIC Internet Academy tại địa chỉ https://academy.vnnic.vn; biên soạn và chuyển giao tài liệu “Giao thức Internet thế hệ mới IPv6 và chuyển đổi Internet sang IPv6” cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy sinh viên Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ TTTT cũng đã tổ chức 5 khóa đào tạo riêng cho các tỉnh Hậu Giang, Thái Bình, Hà Tĩnh, Vĩnh Long và các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên; kết nối với các cơ quan chuyên trách công nghệ thông tin khối bộ, ngành, các sở TTTT hướng dẫn, hỗ trợ công tác xây dựng kế hoạch, triển khai IPv6.

Cũng theo Bộ TTTT, tính đến hết tháng 7/2021, tỷ lệ sử dụng IPv6 trên mạng Internet Việt Nam đạt 45% với 34 triệu người sử dụng Internet qua IPv6 (gấp 2,3 lần bình quân khu vực ASEAN; 1,7 lần bình quân toàn cầu). Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong chuyến đổi IPv6, được ghi nhận, đánh giá cao tại khu vực và quốc tế (đứng thứ 8 toàn cầu, tăng 2 bậc so với năm 2020; thứ 2 khu vực ASEAN; thứ 3 châu Á sau Án Độ và Malaysia).

Thực hiện Chương trình IPv6 For Gov, Bộ TTTT đã thúc đẩy, hỗ trợ khối cơ quan nhà nước thông qua các hoạt động tư vấn, đào tạo. Đến nay, mức độ ứng dụng IPv6 ở khối tỉnh, thành phố đạt được các kết quả tích cực. Có 44/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành và thực hiện kế hoạch chuyển đổi IPv6; 15 tỉnh, thành phố đã chuyển đổi IPv6 thành công cho cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến; các tỉnh Bình Thuận, Vĩnh Long đã chuyển đổi IPv6 thành công cho hơn 300 cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước các cấp trên địa bàn hai tỉnh.

Còn đối với khối bộ, ngành Trung ương, tính đến tháng 7/2021, mới có 9 bộ, ngành đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6 (Bộ TTTT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải); 3 bộ, ngành chuyển đổi IPv6 thành công cho cổng thông tin điện tử gồm Bộ TTTT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước.

Để thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi Internet Việt Nam sang IPv6, tiên phong dẫn dắt công nghệ và phát triển tốt hạ tầng số đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, Bộ TTTT đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành quan tâm, chỉ đạo triển khai sớm công tác chuyển đổi IPv6 trên hệ thống mạng, dịch vụ công nghệ thông tin của đơn vị.

Trong đó, sớm ban hành và triển khai kế hoạch chuyển đổi IPv6 cho hệ thống mạng, dịch vụ công nghệ thông tin của bộ, ngành, bám sát Chương trình IPv6 For Gov, đồng bộ với kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Ưu tiên chuyển đổi hoạt động IPv6 cho cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của bộ, ngành theo yêu cầu tại Khoản 4, Điều 15, Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ TTTT quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

Bộ TTTT luôn đồng hành với các bộ, ngành, cơ quan nhà nước trong công tác chuyển đổi IPv6 và giao VNNIC là đơn vị đầu mối thực hiện các hoạt động đào tạo, hỗ trợ các cơ quan Nhà nước trong quá trình xây dụng và triển khai kế hoạch chuyển đổi IPv6.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên thực hiện đầy đủ, kịp thời, chu đáo các chính sách đối với người có công

Điện Biên thực hiện đầy đủ, kịp thời, chu đáo các chính sách đối với người có công

(Thanh tra) - Thời gian qua, các chế độ, chính sách đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng tại Điện Biên được chi trả kịp thời, đúng đối tượng; đời sống người có công, thân nhân người có công với cách mạng không ngừng được quan tâm hỗ trợ.

Trần Trung

17:51 22/11/2024
Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...

Văn Thanh

12:44 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm