Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ ba, 15/02/2022 - 06:36
(Thanh tra)- Hơn 90% lao động tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn TP Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh đã trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Nhiều doanh nghiệp (DN) có nhu cầu tuyển mới hàng nghìn lao động. Đây là tín hiệu đáng mừng, hứa hẹn nền kinh tế trong năm mới được phục hồi nhanh chóng…
Người lao động làm việc tại Công ty Cổ phần May Đáp Cầu, Bắc Ninh. Ảnh: TTXVN
Tỉ lệ người lao động trở lại làm việc cao
Tại Hà Nội, trong những ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đã có hơn 96% công nhân trở lại làm việc, chủ yếu ở các nhà máy thuộc KCN và chế xuất, dệt may, DN sản xuất quy mô lớn.
Theo ông Lê Quang Long - Trưởng Ban Quản lý KCN và Chế xuất Hà Nội, tỉ lệ người lao động bỏ việc sau Tết rất ít. Công đoàn và Ban Quản lý KCN và Chế xuất Hà Nội đã có các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đời sống công nhân lao động khó khăn. Nhiều DN chuyển tiền hỗ trợ vé xe, tổ chức xe đưa đón lao động trở lại làm việc để đảm bảo guồng máy sản xuất.
Đơn cử, Công ty TNHH Toto Việt Nam (KCN và Chế xuất Hà Nội), trước Tết Nguyên đán, Công đoàn đã phối hợp với lãnh đạo công ty tổ chức 4 chuyến xe đưa khoảng 60 công nhân ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh về quê đón Tết. Hết kỳ nghỉ Tết, công ty tiếp tục bố trí xe vào các địa phương đón công nhân quay trở lại Hà Nội làm việc.
Còn tại Bắc Ninh, Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Mầu Quang Thắng cho biết, những ngày đầu làm việc của năm mới Nhâm Dần, 1.268 DN đã trở lại làm việc, đạt 100% so với tổng số DN đã đi vào hoạt động, với hơn 90% công nhân trong các KCN quay trở lại làm việc. Nhiều công ty có lao động đi làm cao như Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam, Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam...
Theo lãnh đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh, một số lao động chưa kịp đi làm do quê ở xa, xin nghỉ thêm một vài ngày; một số người đang thực hiện cách ly do liên quan đến COVID-19; một số do còn phép năm nên kết hợp xin nghỉ phép luôn…
Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh đang phối hợp với công đoàn các KCN, Trung tâm Hỗ trợ Đầu tư và Phát triển KCN tỉnh tổng hợp nhu cầu đón người lao động quay trở lại làm việc sau Tết của DN trong KCN để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, góp phần đảm bảo sản xuất, kinh doanh thông suốt, hoàn thành mục tiêu DN đề ra.
Việc lao động trở lại làm việc sau Tết cao là tín hiệu vui, hứa hẹn nền kinh tế trong năm mới được phục hồi nhanh chóng.
Nhu cầu tuyển dụng lớn
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong thời gian tới, nhiều DN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhu cầu tuyển mới hàng chục nghìn lao động. Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh cho biết, tỉnh có 1.268 DN nhưng lao động nội tỉnh chỉ đạt 25%, nên nhu cầu tuyển dụng công nhân vẫn rất lớn. Ước tính, năm 2022, các DN có nhu cầu tuyển mới từ 10.000-15.000 người. Thu nhập bình quân chung của người lao động trong các KCN Bắc Ninh hiện là 8.750.000 đồng/tháng.
Không chỉ ở Bắc Ninh, các DN ở Hà Nội cũng có nhu cầu tuyển thêm lượng lớn lao động. Ông Tạ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội cho biết, những ngày sau Tết Nguyên đán, có khoảng 30 công ty đăng ký tuyển dụng khoảng 1.000 lao động. DN cần người chủ yếu là cơ khí, may mặc, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe... với mức lương dao động 7 - 15 triệu đồng.
Dự báo nhu cầu tuyển dụng trong tháng 2 vẫn còn tăng bởi thị trường lao động chưa thể trở lại sôi động ngay sau kỳ nghỉ Tết kéo dài. Công nhân có thể tìm việc tại các KCN mới như Thăng Long, Thạch Thất, Quốc Oai… Khi các DN mở rộng sản xuất, KCN sắp mở là cơ hội lớn cho người lao động đang có nhu cầu tìm việc làm.
Bên cạnh quan tâm tuyển mới lao động, các DN tại các KCN ở Hà Nội, Bắc Ninh cũng chú trọng đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Liên đoàn Lao động TP Hà Nội yêu cầu DN cùng công đoàn có các biện pháp vừa sản xuất - kinh doanh, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, tạo môi trường an toàn để người lao động yên tâm sản xuất.
Tại Bắc Ninh, Ban Quản lý các KCN tỉnh đề nghị các DN trong các KCN tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động có nguy cơ cao khi quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đó là những lao động chưa tiêm đủ liều vắc xin; lao động có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, mất vị giác; lao động đi/về từ vùng dịch cấp độ 4; các trường hợp có yêu cầu về điều tra dịch tễ…
Cùng với đó, Ban Quản lý các KCN tỉnh cũng yêu cầu các DN tiếp tục chủ động xây dựng phương án, bố trí khu vực lưu trú để quản lý, thu dung F0 không có triệu chứng là người lao động của DN đảm bảo tối thiểu 10% tổng số lao động; tuyên truyền, phổ biến người lao động thực hiện nghiêm 5K tại nơi làm việc cũng như nơi lưu trú…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà