Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 01/08/2014 - 15:33
(Thanh tra) - Tại Hội thảo khu vực phía Bắc: Đối thoại chính sách trong sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sáng nay (1/8), TS Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, sau 7 năm thực hiện Luật BHXH 2006 thấy tồn tại lớn nhất là tính trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH. Theo báo cáo có hơn 12 nghìn tỉ nợ đọng BHXH không xử lý được...
TS Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (ảnh Thảo Nguyên)
- Dự thảo Luật BHXH lần này đã mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH bắt cuộc, cụ thể như thế nào thưa ông?
TS Bùi Sỹ Lợi: So với Luật BHXH hiện hành, lần sửa đổi này chúng ta mở rộng thêm các nhóm đối tượng.
Thứ nhất, lao động hợp đồng từ 1-3 tháng, nếu chúng ta đưa được đối tượng này tình tuân thủ pháp luật cao hơn thì có thể chúng ta thu hút được 7 triệu lao động tham gia vào hệ thống BHXH.
Thứ 2, hiện nay BHXH bắt buộc mới khoảng 20%, có nghĩa chúng ta còn lại hơn 70% lực lượng lao động chưa được tham gia hệ thống BHXH bắt buộc, ước tính khoảng 37 triệu người, trong đó, lực lượng lao động của khu vực nông thôn, nông nghiệp khoảng 15 triệu người. Nếu ta mở rộng trên tinh thần Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần để cho đối tượng này tham gia vào hệ thống BHXH chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu về số lượng người tham gia BHXH cũng như mới đáp ứng được yêu cầu an sinh xã hội.
Tuy nhiên, trong nhóm đối tượng này phải quy định rõ mức ưu tiên thế nào, ai đi trước ai đi sau, ai được ưu tiên nhiều, ai được ưu tiên ít thì phải theo lộ trình kèm theo điều kiện khả năng bảo đảm cân đối nguồn ngân sách nhà nước. 50% mức đóng hay 22% trên mức bình quân chuẩn nghèo hay mức sống tối thiểu hoặc bình quân của lương tối thiểu hiện nay. Chúng tôi ước tính nếu hỗ trợ theo phương án này thì mỗi năm Nhà nước phải bỏ ra khoảng 1,27% GDP còn nếu lấy theo mức chuẩn nghèo khoảng 0,31%GDP.
Tất nhiên trong Luật chỉ ghi Nhà nước có chủ trương chính sách khuyến khích hỗ trợ người lao động thuộc khu vực nông nghiệp nông thôn, nông dân và khu vực phi chính thức tham gia BHXH. Còn mức đóng, lộ trình cách thức, tỉ lệ bao nhiêu Nhà nước phải tính toán. Nhưng phải tính, trong tổng số 37 triệu lao động trên cũng có người nghèo chắc sẽ hỗ trợ ở mức khác. Còn đối tượng thuộc hàng trung lưu, giàu có, phải đặt một cái sàn cao hơn với nguyên tắc có đóng, có hưởng đóng cao hưởng cao thấp hưởng thấp.
- Trên thực tế người lao động làm việc theo hợp đồng 1-3 tháng có khi chỉ giao kết bằng miệng. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như vậy có khả thi?
Hiện nay có 17 triệu người lao động trong quan hệ lao động nhưng chỉ có 10,9 triệu người tham gia BHXH, tức là hơn 7 triệu người không tham gia nên tính tuân thủ pháp luật rất thấp.
Lần này ta lại mở rộng tất cả các đối tượng để buộc lao động làm việc từ 1-3 tháng trong doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất cũng phải tham gia BHXH thì rõ ràng tính tuân thủ pháp luật sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc mở rộng đối tượng.
Vì lẽ đó, Luật phải đồng bộ với các cơ chế chính sách từ xử phạt để nâng cao tính tuân thủ pháp luật đến công tác tuyên truyền giáo dục vận động để người dân hiểu khi về hưu phải có nguồn thu nhập từ quỹ BHXH. Nếu chúng ta không làm tốt vấn đề này sẽ rất khó cho việc thực thi pháp luật.
Quan trọng nhất, tổ chức BHXH phải linh hoạt, nhanh nhạy, thông thoái, kết nối hệ thống công nghệ thông tin để một người biết khi tham gia BHXH trong 20 năm khi hết tuổi ao động, về hưu có bảo đảm mức sống tối thiểu không? Điều đó BHXH Việt Nam phải cải cách tổ chức bộ máy, hiện đại hóa công nghệ thông tin… tránh tình trạng thực hiện chính sách BHXH tự nguyện từ rất nhiều năm đến nay mới đạt 176 ngàn người tham gia, ảnh hưởng đến tính thực thi của pháp luật.
- Tình trạng doanh nghiệp nợ, “trốn” đóng BHXH đang đe dọa đến độ “an toàn” của Quỹ BHXH. Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) sẽ siết trặt vấn đề này như thế nào thưa ông?
Đúng là sau 7 năm thực hiện Luật BHXH 2006 thấy tồn tại lớn nhất là tính trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH. Đến nay theo báo cáo có hơn 12 nghìn tỉ nợ đọng BHXH không xử lý được. Nguyên nhân là do tính tuân thủ pháp luật của người lao động, người sử dụng lao động thấp. Nhưng các chế tài, thanh tra, kiểm tra, xử lý, xử phạt, khởi kiện, thậm chí hình sự hóa vấn đề này chưa thực hiện tốt.
Sửa đổi Luật BHXH lần này phải đặt vấn đề tăng thẩm quyền cho thanh tra lao động hoặc thẩm quyền cho Sở Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Lao động Thương binh Xã hội cũng như nâng mức xử phạt. Chính phủ đề nghị xử phạt gấp 2 lần lãi suất liên ngân hàng, cơ quan BHXH có quyền được khởi kiện chủ sử dụng lao động khi trốn đóng, nợ đọng BHXH. Có thể giao quyền đại diện cho tập thể người lao động, tổ chức công đoàn có thể đứng ra khởi kiện về nợ đọng BHXH của doanh nghiệp.
Cuối cùng, phải sửa Bộ luật hình sự, phải hình sự hóa vấn đề này, để khi vượt ngưỡng chúng ta xử lý hình sự các chủ sử dụng lao động trốn đóng, nợ đọng BHXH một cách dây dưa.
- Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất mức lương tối thiểu đóng BHXH là 3,4 triệu để đáp ứng lộ trình, nhưng năng suất lao động lại không tăng. Bài toán này sẽ đươc giải như thế nào khi sửa đổi Luật BHXH?
Các cơ quan chức năng là thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia đang suy nghĩ và cách thức rất khác nhau.
Người sử dụng lao động tính tiền lương phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động nhưng bản thân lương tối thiểu hiện nay mới đạt 70% nhu cầu sống tối thiểu, vậy làm sao đến năm 2018 đạt nhu cầu sống tối thiểu 100%. Vì lẽ đó, công đoàn (đại diện cho người lao động) mới đề nghị mức đóng 3,4 triệu để đến năm 2018 đạt tỉ lệ tiền lương bảo đả nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Còn Bộ lao động thì tính bình quân tiền lương phải gắn với năng suất lao động. Đây là yếu tố hết sức quan trọng mà lâu nay chúng ta bỏ quên hoặc quá nặng về nhu cầu sống người lao động mà không tính đến năng suất lao động. Tiền lương là tổng sản phẩm xã hội được phân phối đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động cho người lao động. Vậy tiền lương phải gắn với năng suất lao động. Năng suất lao động thấp mà tiền lương tăng nhanh là trái quy luật. Chính phủ kiến nghị như vậy cũng đúng.
Giới chủ sử dụng lao động, đại diện là VCCI cũng muốn làm sao đó tiền lương phải bảo đảm cho chủ sử dụng lao động tồn tại phát triển doanh nghiệp. Cái này cũng quan trọng vì doanh nghiệp tồn tại, phát triển được người lao động mới có việc làm, mới có lương.
Cả 3 cơ quan này đều có lý lẽ riêng, không thống nhất một cái chung, mỗi anh một phía, anh bảo vệ người lao động, anh bảo vệ chủ sử dụng lao động, anh dự trên năng suất lao động.
Tôi nghĩ rằng, đây là quá trình chuyển hóa chúng ta phải tính để hướng tới năng suất lao động tương ứng tiền lương thu nhập đồng thời đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Nếu ta làm nhiều ăn thấp chắc chắn năng suất lao động không lên. Năng suất lao động không lên mà lại ăn quá cao có nghĩa ăn cả vào phúc lợi, tiền đầu tư phát triển là trái quy luật.
Chúng ta chưa thống nhất được tiền lương này, tôi nghĩ ba cơ quan phải ngồi lại tính toán đảm bảo tính tương thích, tính chịu đựng để đi đến một kết quả hải hòa nhất.
Cám ơn ông!
Thảo Nguyên (ghi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh