Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trải lòng đau đớn của gái bán hoa 20 năm làm nghề

Thứ bảy, 18/06/2016 - 10:10

Trong cuộc gặp gỡ để tìm hiểu rõ hơn về cuộc sống, về lý do vào nghề và cả quá trình hoàn lương thành công hay không thành công của những cô gái làm nghề mại dâm, chúng tôi vô cùng xúc động bởi câu chuyện của Huệ - người đàn bà đã bước qua tuổi 40.

Ảnh minh họa

Chị Huệ gầy, khuôn mặt đầy xương xẩu và gân guốc, cách nói chuyện có phần bất cần nhưng đôi mắt lại buồn đến xa xăm. Chị không muốn lấy bất cứ lý do gì để giải thích cho việc chị làm nghề. Thế nhưng, khi ký ức ùa về, những chi tiết một thời xưa cũ lại khiến đôi mắt chị ươn ướt.

Chị  sinh ra trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn hẻo lánh. Năm 16 tuổi, chị được cha mẹ gả một người đàn ông cùng xóm theo lời định ước của hai người cha.

Lấy chồng, sống với gia đình chồng cùng 8 người chị chồng, chị Huệ cay đắng tủi nhục khi liên tục bị họ soi mói, dèm pha. Nhưng vì mới 16 tuổi, cái tuổi đầy non nớt và ngây thơ khiến chị không dám phản kháng. Chồng chị thì nhu nhược, thấy vợ bị bắt nạt cũng không bao giờ lên tiếng bênh vực, động viên. Vì thế, chị chỉ biết khóc, chấp nhận làm phận trâu ngựa trong gia đình chồng.

Nhưng làm phận trâu ngựa cũng không yên thân, 4 tháng sau khi làm dâu, thấy chị vẫn chưa mang thai, cả nhà chồng lại tiếp tục đay nghiến hắt hủi. Không thể chịu đựng thêm được nữa chị đành khăn gói bỏ về nhà bố mẹ đẻ.

Nhưng về nhà chị lại gặp phải sự phản ứng gay gắt của gia đình. Bố mẹ chị yêu cầu con phải quay lại nhà chồng. Thế nhưng quay về nhà chồng là quay về với phận trâu ngựa và bị người ta dồn ép, chị quyết định lên Hà Nội kiếm sống.

Chị chia sẻ: “Hồi ấy nhà tôi phản ứng mạnh lắm nên tôi buộc phải đi. Tôi đã đi khắp nơi tìm việc nhưng không ai nhận. Tôi nhớ lần đó tóc tôi dài đẹp lắm, một ông chủ nhà hàng ở phố thấy vậy đã nhận tôi vào để phục vụ khách. Từ đó tôi trở thành gái mại dâm”.

Chị kể tiếp: “Vào làm được một thời gian tôi được nhiều người đàn ông chiều chuộng, cho tiền. Từ không có tiền tôi trở thành người có tiền, có đồng ra đồng vào gửi về cho bố mẹ. Cũng bởi có tiền, tôi lao vào những cuộc chơi sa đọa, tôi đi khách, dùng ma túy rồi nghiện nặng. Năm ấy, trong một đợt truy quét các tụ điểm ăn chơi của Hà Nội, tôi bị dẫn vào trại phục hồi nhân phẩm”.

Ảnh minh họa

Đến nay, hơn 20 năm làm nghề, chị đã trải qua không biết bao nhiêu sóng gió, bao nhiêu đau đớn về thể xác và tinh thần nhưng điều khiến chị cảm thấy buồn và đau đáu nhất vẫn là mong muốn có được một đứa con.

Người phụ nữ này nói tiếp: “Tôi đã đi khám, uống rất nhiều loại thuốc bổ để có thể sinh con nhưng tin vui ấy vẫn còn quá xa vời”.

“Đã không dưới 1 lần tôi đã yêu và mong muốn tiến tới hôn nhân với một người đàn ông khác. Thế nhưng sau khi chung sống tôi vẫn không thể mang thai. Từ mong ước có đám cưới, tôi lại không muốn đám cưới ấy diễn ra nữa. Tôi nghĩ sống với nhau là vợ chồng mà không có một mụn con làm sợi dây kết nối thì hạnh phúc rồi cũng sẽ tiêu tan” – chị Huệ buồn bã.

Các bác sĩ đều bảo chị hoàn toàn có thể có con, vậy mà, hơn 40 tuổi rồi chị vẫn chưa làm được việc ấy.

Vì thế bây giờ một phần vì không còn nhiều duyên với nghề, một phần vì muốn thay đổi cách sống để có thể có con chị đã rời bỏ nhà hàng, rời bỏ công việc của một gái bán hoa để mở một quán nước mía và sống một cuộc sống giản dị.

Chị bảo: “Những người dân ở đó chỉ biết mình là một phụ nữ bán nước trà, bán nước mía, ít ai biết rằng mình đã từng là một gái bán hoa”.

Nói xong, chị lại châm một điếu thuốc để hút. Vừa hút, chị vừa nhìn về một phía xa xăm rồi thở dài.

Theo Minh Anh – Hạnh Thúy/VNN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm