Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tồn tại nhiều bất cập

Thứ tư, 04/04/2012 - 23:57

(Thanh tra)- Là một trong những thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) trọng tâm của Việt Nam, nhưng trong thời gian gần đây hoạt động đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan xuất hiện những hạn chế lớn, phức tạp… gây ảnh hưởng đến chính sách XKLĐ và người lao động.

Theo con số thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, từ tháng 11/1999 đến nay, Việt Nam đã đưa khoảng trên 250.000 lượt người sang làm việc tại Đài Loan. Hiện, Việt Nam là nước có số lượng lao động làm việc tại Đài Loan đông thứ hai (sau Indonesia), chiếm 21,78% tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan. Lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan chủ yếu trong các lĩnh vực: sản xuất chế tạo, phục vụ xã hội và cá nhân (hộ lý, y tá, chăm sóc người bệnh và giúp việc gia đình), xây dựng và nông, lâm, ngư, mục…

Tuy nhiên, thời gian gần đây, hoạt động đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan đã có những hạn chế, phức tạp ảnh hưởng đến kế hoạch XKLĐ năm 2012, quyền lợi của người lao động…
Trước hết là tỷ lệ lao động bỏ trốn tăng nhanh, bình quân khoảng 6.600 lao động bỏ trốn/năm (550 lao động/tháng), chiếm 8%/năm tổng số lao động Việt Nam có mặt làm việc tại Đài Loan. Lao động sắp hết hạn hợp đồng, không muốn về nước có tỷ lệ bỏ trốn cao nhất.

Trong khi đó, mức phí của người lao động Việt Nam cao hơn so với chi phí của lao động Thái Lan, Philippin và Indonesia. Trung bình, để sang làm việc tại Đài Loan, người lao động phải chi phí khoảng 5.600-6.000 USD, trong đó, phần chênh lệch khoảng 1.800-2.500 USD cao hơn quy định chính là phần tiền môi giới bị tăng cao. Tổng số các đầu mối thực hiện việc đưa lao động đi làm việc tại Đài Loan là trên 300, trong số đó doanh nghiệp còn giấy phép của Đài Loan cấp được hoạt động đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan hiện chỉ có 67 doanh nghiệp.

Trước hiện trạng đưa người lao động đi làm việc ở Đài Loan tồn tại nhiều bất cập như hiện nay, nguy cơ phía Đài Loan sẽ hạn chế tiếp nhận lao động Việt Nam là điều khó tránh khỏi. Từ năm 2004 đến nay, Đài Loan đã tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam trong 2 nghề: thuyền viên tàu cá gần bờ và giúp việc gia đình. Đồng thời, không cấp giấy phép mới cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động sang Đài Loan do lao động Việt Nam làm việc tại thị trường này bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp số lượng lớn và ngày càng tăng.

Do đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đề ra một số biện pháp cấp bách để chấn chỉnh tình hình: Quy định cụ thể mức phí đi làm việc tại Đài Loan;
các doanh nghiệp phải cung cấp tất cả hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí cho người lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp không được phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng pháp nhân để tổ chức tuyển chọn, thu tiền đưa lao động đi làm việc tại Đài Loan dưới bất kỳ hình thức nào. Từ ngày 1/4/2012, nếu phát hiện người lao động được tuyển chọn, đào tạo để đi làm việc tại Đài Loan phải chịu chi phí cao hơn quy định, doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp vi phạm quy định trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thu hồi giấy phép tùy mức độ vi phạm. Trước đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã phạt cảnh cáo 5 doanh nghiệp do vi phạm trong hoạt động đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan.


H.Yến

 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm