Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tín dụng hưu trí: Giá trị kinh tế và nhân văn đối với xã hội

Nhuệ Mẫn

Thứ năm, 02/12/2021 - 13:32

( Thanh tra) - Đối với các quốc gia đã từng trải qua tình trạng già hóa dân số như Việt Nam hiện nay thì cả trình độ phát triển kinh tế lẫn thu nhập bình quân theo đầu người của Việt Nam đều thấp hơn. Viễn cảnh “chưa giàu đã già” có nghĩa là Việt Nam sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức quan trọng cần phải giải quyết thông qua các nỗ lực cải cách đến từ khu vực nhà nước và cả tư nhân.

Nhân viên Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tư vấn gói tín dụng hưu trí cho người cao tuổi

Việt Nam đang gặp tình trạng “chưa giàu đã già”

Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới được công bố từ năm 2016 đã nhận định, với tình trạng tỷ lệ sinh giảm đi và tuổi thọ tăng lên, từ năm 2015 Việt Nam đã trở thành quốc gia có dân số đang già đi và dự kiến sẽ trở thành quốc gia có dân số già từ năm 2035. Do vậy Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Đáng chú ý, Việt Nam chứng kiến sự chuyển đổi này ở giai đoạn phát triển kinh tế sớm hơn và ở mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với các quốc gia khác.

Theo đó, không giống như nhiều quốc gia khác đã từng trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học này, Việt Nam đang gặp tình trạng “chưa giàu đã già”. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ đạt 40% mức trung bình toàn cầu và cần phải đi một quãng đường dài mới bắt kịp được các quốc gia phát triển khác trong khu vực và để đạt được mức thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Tốc độ già hóa dân số nhanh cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có ít thời gian để điều chỉnh các chính sách cho thích hợp với tình trạng già hóa dân số hơn so với những nền kinh tế phát triển trước đây.

Thực tế cho thấy tại Việt Nam, nhiều chính sách liên quan đến an sinh xã hội, chăm sóc và trợ giúp người cao tuổi đã được luật hóa trong Luật Người cao tuổi. Nhà nước cũng đã có Quỹ chăm sóc người cao tuổi; có trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi thuộc hộ nghèo hoặc không có người nuôi dưỡng…

Theo số liệu thống kê, nguồn sống của người cao tuổi Việt Nam khá đa dạng, từ lao động của chính bản thân là 30%; từ lương hưu, trợ cấp và của cải tích lũy từ khi còn trẻ và do con cháu chu cấp 39,3%. Tại khu vực thành thị, lương hưu, trợ cấp là nguồn sống chính của 36,5%, trong khi đó chỉ có 21,9% người cao tuổi ở nông thôn được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp và có tới 35,2% người cao tuổi ở nông thôn phải tự lao động kiếm sống.

Cả nước hiện có gần 400 nghìn người cao tuổi làm kinh tế giỏi, 130 nghìn người cao tuổi làm chủ trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo nhiều việc làm cho xã hội, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương… Một nghiên cứu đáng chú ý của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cho biết, 80% dân số sau khi nghỉ hưu đều mong muốn tìm thêm việc làm.

“Việt Nam hiện đang ở ngã rẽ quan trọng”, “Cửa sổ cơ hội” về nhân khẩu học đang bắt đầu khép lại khi tốc độ già hóa dân số tăng nhanh. “Già trước khi giàu” đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đối mặt với một loạt thách thức đòi hỏi những nỗ lực cải cách lớn. Quốc gia phải tiếp tục tận dụng lợi thế dân số vàng đồng thời giảm thiểu những cản lực tăng trưởng và những thách thức do chi phí tài khóa cao từ quá trình già hóa. Điều này sẽ đòi hỏi phải có những lựa chọn khó khăn và thực hiện các cải cách chính sách lớn”, báo cáo của Ngân hàng Thế giới nhận định.

Có thể thấy, người cao tuổi có lợi thế khi làm việc, kinh nghiệm nghề nghiệp, có nhiều mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ này rất đặc biệt được bồi đắp qua nhiều năm tích luỹ mà người trẻ không thể có được. Chính những điều này góp phần cho sự thành công, phát triển cùng tinh thần khởi nghiệp của người cao tuổi. Tuy nhiên, không ít người cao tuổi có sức khỏe và khả năng lao động nhưng gặp khó khăn trong vấn đề tìm nguồn vốn.

Tín dụng tuổi vàng – An nhàn hưu trí

Đồng hành với người cao tuổi trong việc khởi nghiệp, LienVietPostBank đã triển khai sản phẩm “Tín dụng hưu trí” từ nhiều năm nay với mục tiêu bên cạnh giá trị kinh tế, sản phẩm mang ý nghĩa nhân văn đặc biệt đối với xã hội.

Một lãnh đạo cao cấp LienVietPostBank cho biết, đây là sản phẩm chỉ dành cho nhóm khách hàng hưu trí giúp cho các cán bộ hưu trí có thêm nguồn tài chính để nâng cao chất lượng đời sống của bản thân; thực hiện các dự án kinh doanh của riêng mình và thêm nguồn tài chính giúp đỡ người thân khi cần. Sản phẩm cũng đồng thời góp phần phổ cập tài chính vi mô và giải quyết tình trạng tín dụng đen tại khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa.

LienVietPostBank kết hợp chặt chẽ với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam để cung cấp sản phẩm đến khách hàng trên địa bàn cả nước. Điều này tạo cơ hội thuận tiện cho khách hàng trong tuổi hưu tại tất cả khu vực vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính hiện đại do Ngân hàng cung cấp. Đồng thời được giao dịch tại địa điểm quen thuộc với người dân, từ đó làm thay đổi nhận thức “ngại vay, sợ ràng buộc”… của khách hàng khi muốn vay tiền tại các tổ chức tín dụng.

“Đây là sản phẩm tín dụng đặc trưng của LienVietPostBank, được triển khai thử nghiệm từ năm 2014 và triển khai chính thức từ năm 2015 với quy mô trên toàn mạng lưới giao dịch của Ngân hàng cũng như các Điểm Bưu điện trên toàn quốc”, vị lãnh đạo LienVietPostBank nhấn mạnh.

Được biết, sản phẩm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng đã nghỉ hưu được hưởng lương hưu và khách hàng mất sức lao động được trả trợ cấp Bảo hiểm xã hội theo quy định của Pháp luật. Mức cho vay cao, lên đến 500 triệu đồng với thời hạn cho vay lên đến 5 năm và thủ tục vay vốn đơn giản, dễ dàng, nhanh gọn Khi có nhu cầu vay vốn,khách hàng không cần phải đi lại nhiều lần do việc cung cấp sản phẩm được Ngân hàng phối hợp với Bưu điện tư vấn cung cấp tại các phòng giao dịch bưu điện và tại các điểm chi trả lương hưu trên địa bàn cả nước.

Bên cạnh việc tạo thuận lợi và an toàn cho các khách hàng tham gia sản phẩm Tín dụng Hưu trí, đồng thời phù hợp với chủ trương hạn chế thanh toán bằng tiền mặt của Chính Phủ, Ngân hàng đã gia tăng lợi ích bằng cách mở tặng khách hàng vay hưu trí một Thẻ Hưu trí để nhận lương hưu qua tài khoản, với ưu đãi hấp dẫn như miễn các loại phí phát hành, phí rút tiền, quản lý tài khoản; miễn số dư duy trì trong tài khoản, cũng như phí đăng ký và phí thường niên các dịch vụ SMS Banking, Internet Banking……

“Tất cả trong mục tiêu giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, thời gian, dễ dàng nhận lương trong mùa dịch và chủ động trong việc thanh toán khoản vay cũng như giao dịch thường ngày.  Điều này đặc biệt phù hợp với chủ trương hạn chế thanh toán bằng tiền mặt và trong bối cảnh ứng phó đại dịch Covid hiện nay”, vị lãnh đạo cao cấp LienVietPostBank nói.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm