Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tiểu thương có bắt kịp nhịp phục hồi kinh tế hậu Covid-19?

Vĩ Nhi

Thứ hai, 06/06/2022 - 16:35

(Thanh tra) - Dịch Covid-19 đã được kiểm soát nhưng các hệ lụy của nó vẫn còn ảnh hưởng tới người dân, đặc biệt là các tiểu thương buôn bán tại các chợ dân sinh. Lý do khiến các chợ vãn khách mua hàng xuất phát từ việc người thu nhập thấp bỏ phố về quê còn người có điều kiện dần thay đổi thói quen mua sắm.

Tiểu thương gặp nhiều khó khăn sau khi dịch bệnh đi qua. Ảnh: VN

Ghi nhận của chúng tôi tại chợ Hồ Học Lãm (phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM), vào thời điểm sáng sớm, trưa và chiều tối, lượng người ra vào chợ vẫn tấp nập. Tuy nhiên, theo phản ánh của các tiểu thương buôn bán tại chợ, số lượng khách mua hàng đã giảm mạnh, chỉ còn khoảng một nửa so với thời điểm trước dịch.

Chị Nguyễn Thị C., chủ một sạp rau cho biết, thời gian bùng dịch khiến giá rau tăng cao, đến nay tuy đã giảm nhưng vẫn khiến nhiều khách hàng đắn đo chọn lựa, trả giá. Tuy là mặt hàng nhu yếu phẩm thường xuyên nhưng lượng tiêu thụ rau xanh vẫn giảm mạnh những tháng vừa qua.

“Thời điểm dịch dã căng thẳng, chúng tôi nhập nhiều chanh, sả, gừng về bán đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Giờ dịch đã hết, khách hàng không có nhu cầu nào đặc biệt nên chúng tôi phải quay về bán các loại rau củ bình thường, sức mua giảm hẳn”, chị C. cho biết.

Tăng giá - giảm sức mua là chuyện dễ nhận thấy, đặc biệt thời điểm hiện tại người dân có xu hướng cắt giảm chi phí sinh hoạt để phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng có giá bình ổn như thịt hay gạo nguyên nhân mất khách lại nằm ở yếu tố khác.

Chị Trần Thị M., chủ gian hàng bán gạo tại chợ Thái Bình (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM) cho hay, lượng khách quen ít dần sau khi hết dịch.

Nữ tiểu thương cho biết, nhiều khách hàng tâm sự về việc bỏ phố về quê do không thể đáp ứng được mức sống đắt đỏ ở TP. Covid-19 cướp đi cơ hội việc làm của nhiều người thu nhập thấp, cuộc sống nơi thành thị càng khó khăn khiến nhiều người phải khăn gói về quê hoặc tìm đến các khu công nghiệp để tìm việc mới. Đây là nhóm khách hàng thứ yếu của các chợ dân sinh, việc những người dân thu nhập thấp rời khỏi TP gây ảnh hưởng lớn đến mức cầu của khu vực giao thương bình dân.

Chia sẻ thêm lí do chợ dần mất khách, chị Quỳnh Thị Tr., buôn bán thịt tại chợ Hồ Học Lãm cho rằng, khách hàng ít đến chợ do tiếp cận với các hình thức mua hàng mới. Sự xuất hiện của các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi từ lâu đã gây ảnh hưởng đến các chợ dân sinh. Từ khi dịch bệnh bùng phát, người dân dần thay đổi thói quen mua sắm, tìm đến các cơ sở mua sắm hiện đại nhiều hơn vì tính tiện lợi, minh bạch về giá. Bên cạnh đó, chị Tr. cũng chỉ ra sự xuất hiện của các xe bán hàng dọc đường cũng khiến người dân ít phải ghé chợ hơn.

Nắm bắt được nỗi khổ của các tiểu thương nên nhiều chợ đã có các chính sách giảm giá mặt bằng, hỗ trợ kinh phí cho người thuê trong thời điểm khó khăn.

Tuy nhiên, tại một số khu vực, nhiều tiểu thương vẫn phải bỏ mặt bằng trong chợ, chuyển địa điểm buôn bán ra cổng chợ, vỉa hè do không đáp ứng được chi phí mặt bằng hiện tại. Tình trạng này diễn ra nhiều tại chợ Bùi Văn Ba (phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP HCM). Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều tiểu thương chọn giải pháp tạm thời là bán hàng rong, bán lấn chiếm vỉa hè và bất chấp việc trật tự đô thị phường kiểm tra thường xuyên, xử lý và tịch thu hàng hóa.

Anh Hoàng văn A., chủ sạp hàng tạp hóa, đồ khô trong chợ Bùi Văn Ba cho biết: “Mỗi tháng tôi phải chi trả cho tiền thuế và mặt bằng bán là gần 2 triệu, thuế đã lên gấp đôi so với trước mà sau dịch việc buôn bán của tôi bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng tôi phải cố gắng bám chợ để duy trì cuộc sống, nếu ra ngoài thuê mặt bằng bán rất khó vì tôi bán đồ khô nên cần có nơi khô ráo bảo quản. Người dân bây giờ vì tiện lợi nên họ chuộng mua ở ngoài chợ hơn là vào chợ”.

Chia sẻ về vấn đề trên, đại diện Ban Quản lý chợ Bùi Văn Ba xác nhận, tình trạng tiểu thương tràn ra cổng chợ để buôn bán. Tuy nhiên vấn đề chi phí mặt bằng không phải lí do chính mà do chợ đang trong thời gian trung tu, sửa chữa.

“Sau gần 20 năm hoạt động chợ hiện xuống cấp và đang đợi trùng tu xây dựng. Chợ đã có văn bản gửi UBND quận, Phòng Kinh tế quận, Chi cục Thuế, UBND phường câu chuyện ngưng kinh doanh chờ chợ trùng xây. Hiện tiểu thương chợ gặp rất nhiều khó khăn nhưng họ vẫn phải tiếp tục tìm cách kinh doanh dù thiếu mặt bằng”, đại diện Ban Quản lý chợ Bùi Văn Ba cho hay.

Nhìn chung các tiểu thương vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình khôi phục kinh doanh. Dịch bệnh kéo theo nhiều hệ lụy từ số lượng khách giảm, thay đổi thói quen mua sắm cũng như nhu cầu chi tiêu… Có những yếu tố sẽ phục hồi theo thời gian, những yếu tố khác đòi hỏi các tiểu thương phải thích nghi và thay đổi sao cho phù hợp với thời cuộc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.

Theo EVNNPC

21:24 12/12/2024
Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

(Thanh tra) - Hưởng ứng lời kêu gọi “Mỗi cơ quan, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và với tinh thần tương thân tương ái, Điện lực Bát Xát (thuộc Công ty Điện lực Lào Cai) đã có một nghĩa cử cao đẹp khi nhận nuôi và hỗ trợ em Lý Thanh Chiêu (sinh năm 2015), một trẻ mồ côi cha do hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.

Theo EVNNPC

21:11 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm