Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ ba, 07/12/2021 - 06:36
(Thanh tra)- Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là đến Tết Dương lịch, cả doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) đều quan tâm đến vấn đề thưởng Tết. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh như hiện nay, mức thưởng Tết sẽ còn tùy theo tình hình thực tế và kết quả hoạt động kinh doanh của DN nhưng nhìn chung sẽ thấp hơn các năm.
Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, dự báo thưởng Tết năm nay nhìn chung sẽ thấp hơn các năm. Ảnh minh họa: Internet
Bảo Loan, công nhân của một DN điện tử khu công nghiệp Bắc Thăng Long chia sẻ, bằng thời điểm này mọi năm là cô và đồng nghiệp đã có thông tin về mức thưởng Tết. Năm nay, do dịch bệnh COVID-19 kéo dài ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của DN nên Bảo Loan cùng nhiều đồng nghiệp khác cũng chỉ mong lương tháng được đầy đủ và xác định thưởng Tết nếu có sẽ rất thấp, thậm chí không có.
Tương tự, chị Trần Thị Ngân, công nhân một DN sản xuất đồ chơi tại Hưng Yên cũng cho biết, do tình hình khó khăn nên công ty thông báo mức thưởng Tết năm nay sẽ bị cắt giảm rất nhiều. Mặc dù vậy, theo kế hoạch đưa ra, công ty hứa với NLĐ dù khó khăn cũng sẽ cố gắng để có thưởng Tết phù hợp.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc DN chuyên nhập khẩu và phân phối hàng điện tử tiêu dùng tại Hà Nội cho biết, do dịch bệnh kéo dài nên cả NLĐ và DN đều bị ảnh hưởng. Năm ngoái, mất nửa năm ảnh hưởng dịch bệnh, công ty chi trả Tết Dương lịch mỗi người được 700.000 đồng/1 người, Tết Âm lịch được 2 triệu đồng/1 người. Năm nay, theo cân đối của công ty thì khả năng thưởng Tết Dương lịch của NLĐ sẽ bằng sản phẩm của công ty và thưởng Tết Âm lịch cố gắng được 1,5 triệu đồng/1 người.
Theo ông Tuấn Anh, mặc dù chủ sử dụng lao động cũng rất khó khăn nhưng dù sao vẫn có điều kiện hơn công nhân, họ đi làm cả năm cũng chỉ mong cuối năm có thêm chút lương bổng để có cái Tết đầy đủ hơn. Do vậy, dù thế nào công ty cũng cố gắng cân đối để chi trả thêm cho NLĐ, đó cũng là giải pháp để giữ chân NLĐ để ổn định sản xuất. Đặc biệt, công ty cũng coi đây là món quà khích lệ tinh thần NLĐ và tình cảm chân thành của lãnh đạo công ty tri ân đến NLĐ đã cùng chung vai, sát cánh cùng DN vượt qua đại dịch.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 11, cả nước có 3.523 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2020, có 4.642 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể.
Tính chung 11 tháng của năm 2021, số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 52.100 DN, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, gần 39.500 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%. Bình quân một tháng có gần 9.700 DN rút lui khỏi thị trường.
Đánh giá chung vào tình hình sản xuất của các DN hiện nay, các chuyên gia trong lĩnh vực lao động việc làm cũng cho rằng, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, NLĐ cũng nên chia sẻ với DN, mục tiêu trước mắt cần cùng với DN phục hồi sản xuất, giữ được việc làm bền vững.
Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên mức tiền lương, tiền thưởng cao chủ yếu tập trung vào các ngành có lợi thế, ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh như: Tài chính - ngân hàng, hóa mỹ phẩm, điện tử - công nghệ thông tin, y tế...
Theo các chuyên gia lao động việc làm, tiền thưởng dù không phải là khoản tiền mà DN bắt buộc phải trả cho NLĐ, nhưng thống kê qua các năm cho thấy, hầu hết các DN đều có tiền thưởng Tết, chỉ trừ một số trường hợp cực kỳ khó khăn. Bên cạnh đó, thưởng Tết từ lâu cũng đã trở thành tập quán, một nét văn hóa trong đời sống.
Thông tin về vấn đề thưởng Tết, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, NLĐ dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với tổng kinh phí dự kiến lên tới 2.400 tỷ đồng.
Các cấp Công đoàn được yêu cầu chủ động kế hoạch chăm lo Tết cho đoàn viên, NLĐ, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng dịch COVID-19, người không có điều kiện về quê đón Tết; hỗ trợ vé tàu xe, phương tiện cho NLĐ về quê.
Ngoài ra, NLĐ còn được công đoàn các cấp hỗ trợ tổ chức phương tiện đưa đón hoặc toàn bộ, một phần vé tàu, xe, máy bay, phương tiện để về quê ăn Tết và quay trở lại nơi làm việc đảm bảo quy định phòng, chống dịch COVID-19. Với công nhân lao động không về quê, chương trình trực tuyến “Tết không xa nhà” hoặc tương tự sẽ được tổ chức.
Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn được yêu cầu chủ động tham gia kiểm tra, giám sát DN thực hiện lương, thưởng Tết, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024T.Thanh
21:05 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương