Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thiết kế các gói bảo hiểm tự nguyện ngắn hạn, linh hoạt

Thứ ba, 03/12/2019 - 10:04

(Thanh tra) - Để thu hút người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo đảm an sinh xã hội lâu dài, các chuyên gia cho rằng, cần thiết kế các gói bảo hiểm ngắn hạn, linh hoạt.

Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet

BHXH tự nguyện hiện nay thiếu hấp dẫn

Theo đánh giá của Bộ Lao động thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), sau 11 năm thực hiện BHXH tự nguyện, đến cuối năm 2018, cả nước có 270.000 người tham gia, chiếm khoảng 1,8% tổng số người tham gia BHXH, tương đương với khoảng 0,55% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Mặc dù Nhà nước đã có một số chính sách nhằm khuyến khích tham gia BHXH tự nguyện, song số người tham gia chưa đạt kết quả như kỳ vọng.

Một số ý kiến cho rằng, chế độ BHXH tự nguyện hiện nay thiếu hấp dẫn vì chỉ có chế độ hưu trí và tử tuất, nên đề nghị Nhà nước xem xét bổ sung các chế độ ngắn hạn để tăng tính hấp dẫn của chính sách.

Trong khi đó, Nghị quyết số 28-NQ/TW đặt ra mục tiêu đến năm 2030, có 5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện (khoảng 2,69 triệu người). Điều này đồng nghĩa với việc bình quân mỗi năm cần phát triển thêm trên 200.000 người tham gia mới.

Như vậy, bên cạnh việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, cũng cần phải có những chính sách đột phá mới có thể hoàn thành mục tiêu Trung ương đặt ra.

Bên cạnh đó, người lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện thường có thu nhập thấp và bấp bênh, nên khi gặp các rủi ro (ốm đau, bệnh tật, thai sản, nuôi con nhỏ, tai nạn...) sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của họ.

Trước thực tế đó, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Chính phủ về việc thực hiện thí điểm 3 gói BHXH tự nguyện ngắn hạn và linh hoạt.

Cụ thể: Gói BHXH tự nguyện hiện hành bổ sung chế độ thai sản (gói này được thiết kế trên cơ sở của chính sách BHXH tự nguyện hiện hành (chế độ hưu trí và tử tuất) bổ sung quyền lợi về thai sản khi người lao động sinh con. Người lao động khi tham gia sẽ được hưởng chế độ nếu đủ điều kiện đóng BHXH tự nguyện từ đủ 12 tháng trở lên và không được nhận BHXH 1 lần);

Gói BHXH tự nguyện hiện hành bổ sung chế độ ốm đau (gói BHXH tự nguyện này được thiết kế trên cơ sở của chính sách BHXH tự nguyện hiện hành (chế độ hưu trí và tử tuất) bổ sung quyền lợi được hưởng khi người lao động gặp rủi ro ốm đau (tối đa 30 ngày trong 1 năm) với điều kiện người lao động đang đóng BHXH tự nguyện và không được nhận BHXH 1 lần);

Gói BHXH tự nguyện hiện hành bổ sung chế độ trợ cấp gia đình, trẻ em (gói này được thiết kế trên cơ sở của chính sách BHXH tự nguyện hiện hành (chế độ hưu trí và tử tuất) bổ sung quyền lợi được hưởng khi người lao động tham gia BHXH tự nguyện có con dưới 6 tuổi (được hưởng trợ cấp hằng tháng bằng 350.000 đồng/con cho đến khi con đủ 6 tuổi) với điều kiện người lao động đang đóng BHXH tự nguyện và không được nhận BHXH 1 lần).

Tăng quyền lợi trong các chính sách bảo hiểm

PGS Giang Thanh Long, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, theo khảo sát trong nghiên cứu của ông và cộng sự, người lao động đang có nhu cầu hảo hiểm về ốm đau và thai sản hơn là hảo hiểm hưu trí. Nhiều người cho rằng, đầu tư cho con cái là cần thiết hơn đóng bảo hiểm.

Theo ông Long, khi xây dựng chính sách bảo hiểm, cơ quan soạn thảo cần phân tích chi tiết để đảm bảo được mục tiêu của Nghị quyết 28.

Ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cũng cho biết, qua thực tế triển khai về chính sách BHXH trong thời gian qua, mức độ bao phủ còn hạn chế. Nếu cứ đà tăng này thì rất khó đạt được mục tiêu BHXH toàn dân như trong Nghị quyết 28-NQ/TW đã đưa ra.

“Nếu không đẩy mạnh độ bao phủ, cùng với già hóa dân số thì đây là thách thức, gánh nặng rất lớn đối với Nhà nước để đảm bảo an sinh xã hội”, ông Nam nói.

Theo ông Nam, Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đối với nhóm đối tượng lao động phi chính thức thông qua việc xây dựng các chính sách bảo hiểm hấp dẫn người tham gia. Cùng với đó, cần có giải pháp giải quyết nhu cầu tài chính ngắn hạn cho người lao động. Đồng thời, phải củng cố niềm tin của người lao động vào chính sách bảo hiểm, bởi đâu đó vẫn còn thông tin quỹ bảo hiểm không còn khả năng chi trả.

Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội cũng cho biết, một trong những lý do khiến số người tham gia bảo hiểm tự nguyện còn hạn chế là chính sách hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết trước mắt của người dân. Ví dụ như quy định đóng hưởng lương hưu thì phải đóng trong 20 năm, 20 năm sau mới có cơ hội tiếp cận lương hưu. Chính vì lý do này mà nhiều người đã chọn hưởng BHXH một lần, vì chờ đợi rất lâu.

Ngoài ra, lực lượng lao động rất đông là nữ, họ có nhu cầu bảo hiểm ngắn hạn về chế độ ốm đau, thai sản. Tuy nhiên, chính sách chưa ban hành đồng bộ. Đây là rào cản tạo ra sự chưa hấp dẫn của bảo hiểm tự nguyện.

Hiện nay, Trung ương đã giao cho Chính phủ nghiên cứu bổ sung các gói bảo hiểm ngắn hạn. Định hướng chính sách là thiết kế các gói nàythu hút sự tham gia của nhiều người, không tăng áp lực chi phí đóng góp, đảm bảo nhu cầu cần thiết của người lao động và có sự chia sẻ của cộng đồng, tuy nhiên tránh để chỉ những người có nguy cơ ốm đau, thai sản mới tham gia.

Theo đó, chính sách bảo hiểm sẽ tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước thông qua việc bổ sung thêm quyền lợi của người tham gia thay vì tăng tiền mặt hỗ trợ. Giải thích cho vấn đề này, ông Nam cho biết, nếu nhà nước tăng mức tiền hỗ trợ, thì dù là 1 đồng, hoặc 2 đồng, người tham gia chỉ thấy được số tiền đóng góp để nhận được gói bảo hiểm đó, chứ không thấy được sự tăng hỗ trợ của Nhà nước.

“Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm, để đảm bảo chính sách có nhiều người tham gia, tăng tính chia sẻ, hướng vào tăng quyền lợi cao hơn”, ông Nam nhấn mạnh.

Trần Kiên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm