Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 09/12/2019 - 10:57
(Thanh tra) - Nhiều quy định gây bất cập trong công tác điều trị, cai nghiện ma túy ở các cơ sở cai nghiện công lập đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động cũng như hiệu quả điều trị cai nghiện ma túy.
Người nghiện được tư vấn, tham gia sinh hoạt nhóm nhằm giúp các học viên thay đổi hành vi, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết tình huống gặp phải trong quá trình cai nghiện
Tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, các học viên khi được tiếp nhận vào sẽ được khám sức khỏe và làm các xét nghiệm để đánh giá tổng thể, làm căn cứ lập hồ sơ bệnh án, theo dõi, quản lý, điều trị. Từ đó, sẽ xây dựng kế hoạch cai nghiện phù hợp, nhưng vẫn tuân thủ 5 quy trình đã được liên Bộ ban hành, kết hợp với điều trị rối loạn tâm thần và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. Ngoài ra, các học viên còn được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; được tư vấn, tham gia sinh hoạt nhóm nhằm giúp các học viên thay đổi hành vi, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết tình huống gặp phải trong quá trình cai nghiện, quá trình tái hòa nhập cồng đồng và kỹ năng phòng chống tái nghiện…
Ông Lê Chí Cường, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa cho biết: "Mặc dù đã được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác điều trị, cai nghiện ma túy, thế nhưng trong công tác điều trị, cai nghiện ma túy vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập cần phải giải quyết.
Ngay từ khi Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hiệu lực (sau này được sửa đổi, bổ xung một số điều tại Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 9/9/2016), quá trình triển khai, áp dụng các quy phạm pháp luật gặp nhiều khó khăn, do còn nhiều quy định chưa đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, chưa sâu sát tình hình thực tiễn cuộc sống...
Sau hơn 4 năm thực hiện Nghị định, nhìn chung người nghiện đưa vào Cơ sở điều trị thấp, nhất là các cơ sở ở phía Bắc, thậm chí có Cơ sở không có người bệnh. Có địa phương vận dụng, điều chỉnh hoạt động theo cơ chế riêng biệt để đưa các đối tượng vào các Cơ sở nhưng cũng phát sinh rất nhiều vướng mắc chưa thể khắc phục.
Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 9/9/2016 sửa đổi đã thay đổi chế độ ăn, chế độ sinh hoạt phí và vật dụng sinh hoạt trong trong các cơ sở cai nghiện, điều này phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Nhưng các chế độ còn lại tại Thông tư liên tịch số 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 8/10/2014 Quy định về chế độ quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm, gia đình và cộng đồng chưa được sửa đổi, bổ sung, thì vẫn chưa được điều chỉnh và còn quá thấp so với thực tế chi phí tại Cơ sở cai nghiện…
Mặt khác, tại các cơ sở cai nghiện, chế độ làm việc là 24/24 giờ, nhưng chỉ tiêu định biên và chế độ chính sách cho cán bộ lại quy định số người làm việc quá thấp, không đảm bảo nhân lực.
Hiện nay, các loại ma túy mới, ma túy tổng hợp có tính độc cực mạnh đang xuất hiện ồ ạt, đối tượng nghiện ma túy tổng hợp cũng đang bị trẻ hóa. Hậu quả không chỉ với bản thân người sử dụng là các tổn thương về thần kinh, mất kiểm soát về hành vi, mà còn gây ra các hậu quả rất thảm khốc đối với gia đình và cộng đồng.
Để công tác cai nghiện và phục hồi cho người nghiện ma túy đạt được hiệu quả tích cực, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xây dựng thành hệ thống các quy định cụ thể cho các quy trình điều trị, cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy.
Đồng thời, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các Cơ sở cai nghiện ma túy để chủ động chuyển đổi mô hình hoạt động phù hợp với thực tiễn của địa phương. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ, như vậy mới có thể thu hút thêm nhiều người muốn đến tự nguyện cai nghiện.
Hoàng Nam
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân tại làng Krăng Gọ 2, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng vẫn đang tất bật chăm sóc sản phẩm đặc trưng của địa phương là hoa cúc chậu để kịp cung cấp cho thị trường Tết.
(Thanh tra) - Ngày 18/1, tại Quốc lộ 7, đoạn qua huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An xảy ra 1 vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.
Văn Thanh
Văn Thanh
Trung Hà
Bùi Bình
Nam Dũng
Cảnh Nhật
Thu Huyền
T.Thanh
Ngọc phó
Minh Nghĩa - Đình Thanh
Nghĩa Huyền
Hoàng Hiệp
Lê Hữu Chính
Kim Thành
Bùi Bình