Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tập trung tháo gỡ kịp thời, hiệu quả cho doanh nghiệp

Xuân Thống

Thứ năm, 09/09/2021 - 14:21

(Thanh tra) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các doanh nghiệp Nghệ An vừa phải tăng cường phòng, chống dịch vừa phải tìm “lối đi” riêng để kinh doanh và tồn tại. Vì thế, rất cần chính quyền các cấp có các chính sách hỗ trợ kịp thời.

Dây chuyền may mặc tại Nhà máy May An Hưng, Yên Thành, Nghệ An. Ảnh: Xuân Thống

Doanh nghiệp thiệt đơn, thiệt kép

Thời gian qua, do phải thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải điều chỉnh quy mô sản xuất, cắt giảm nhân công lao động; bố trí lao động ăn, nghỉ tập trung tại nhà máy, làm việc trực tuyến tại nhà. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đang phải gồng mình vì các khoản chi phí tăng cao lên đến hàng tỷ đồng mỗi tháng, gây áp lực rất lớn về nguồn tài chính vì ngoài việc phải bố trí nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác phòng, chống dịch thì doanh nghiệp còn phải đảm bảo thực hiện tổ chức xét nghiệm sàng lọc Covid-19 định kỳ, hỗ trợ người lao động trong thời gian nghỉ việc…

Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và kéo dài thì việc duy trì, “cầm cự” thực sự là vấn đề rất nan giải đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn An Hưng chia sẻ, hiện tại, nhà máy may của công ty đóng trên địa bàn huyện Yên Thành có gần 2.000 công nhân. Vì sự an toàn và hiệu quả của nhiệm vụ sản xuất, Ban Chỉ huy chống dịch của công ty đã thiết lập nhiều phương án ở mức cao như bắt buộc tất cả người lao động khi đến làm việc tại nhà máy phải đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, khai báo y tế, sát khử khuẩn. Tại bếp ăn tập trung, nhà máy cũng phải thay đổi cách bố trí từ việc chuyển ăn cơm tập trung bằng mâm sang bằng khay riêng, giảm số lượng mâm 8 người xuống mâm 4 người. Công ty cũng không tiếp khách ngoài tỉnh vào làm việc tại nhà máy, còn khách trong tỉnh phải có kết quả xét nghiệm âm tính. Đồng thời, công ty chuẩn bị phương án “3 tại chỗ”, kể cả kịch bản tình huống có F0; lên kế hoạch thuê xe tăng cường đưa đón công nhân…

Tại nhiều công ty, nhà máy khác, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khiến sản lượng sản xuất và tiêu thụ sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, rồi chi trả các chi phí về tiền điện, lương công nhân, tiền lãi suất ngân hàng, bảo hiểm xã hội, thuế, tiền thuê đất…

Nhiều doanh nghiệp ở Nghệ An đang hoạt động cầm chừng để cầm cự và mong dịch bệnh được kiểm soát để trở lại ổn dịnh sản xuất kinh doanh.

Cần chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23 ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 386/KH-UBND ngày 15/7/2021. Mục đích của kế hoạch là kịp thời hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch góp phần ổn định, phục hồi sản xuất, kinh doanh; đảm bảo an toàn cho người lao động. UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng và trục lợi chính sách.

Theo ghi nhận sau hơn một tháng triển khai thực hiện Nghị quyết số 68 và Quyết định 23 đã có 10/12 chính sách được phê duyệt, hỗ trợ kinh phí. Tuy nhiên, vẫn còn một số sở, ngành, UBND cấp huyện triển khai chưa nhanh, chưa chủ động bám sát nhiệm vụ được phân công, phân cấp theo Kế hoạch số 386. Việc triển khai chính sách hỗ trợ lao động tự do theo Quyết định số 22 này 9/8/2021 của UBND tỉnh “về hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn” còn rất chậm. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo hàng ngày chưa kịp thời...

Mới đây, ngày 6/9, UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục có Văn bản số 6501 về việc đôn đốc triển khai thực hiện Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành, thị tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động sớm tiếp cận và được thụ hưởng chính sách, nhất là đối tượng lao động tự do và các đối tượng đặc thù khác theo quy định tại Quyết định 22 của UBND tỉnh.

Tỉnh đã quán triệt các sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thành, thị chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và quy định pháp luật về phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng chính sách; xử lý nghiêm các trường hợp đùn đẩy, né tránh, không phối hợp dẫn đến sai phạm trong quá trình rà soát, trùng lặp đối tượng, hỗ trợ không đúng đối tượng, để xảy ra trục lợi chính sách... Đồng thời, tập trung triển khai tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trực tuyến, qua bưu điện, qua dịch vụ công trực tuyến; đơn giản hóa thủ tục, đảm bảo quy định, phù hợp với tình hình, diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn. Kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc ngay tại cơ sở.

UBND tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu Thanh tra tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo quy định...

UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành, thị giải ngân kịp thời kinh phí hỗ trợ theo quyết định của UBND tỉnh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Đẩy nhanh thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thanh Hóa: Đẩy nhanh thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(Thanh tra) - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn nhiều hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), nhất là các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, gây khó khăn, chậm trễ trong việc hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trong năm 2024 - 2025.

Văn Thanh

13:59 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm