Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tấp nập lễ bái ngày ông Táo về trời

Thứ sáu, 24/01/2014 - 21:06

(Thanh tra) - Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch là người dân ở mọi nơi lại bày biện mâm lễ cúng tiễn ông Táo về trời. Đây là tục lệ quen thuộc của người dân Việt từ bao đời nay.

Cá chép vàng là lễ vật không thể thiếu trong ngày tiễn ông Táo về trời. Ảnh: Trần Mơ

Vào ngày lễ linh thiêng này, trên bàn thờ mỗi gia đình ngoài mâm ngũ quả, hoa tươi, đèn nến, cỗ mặn, vàng mã… thì cá chép sống là lễ vật quan trọng. Lễ cúng Táo Quân thường diễn ra trước 12 giờ trưa, sau khi bày lễ, thắp hương, cúng vái xong, đợi hương tàn thì hóa vàng mã (đồ ông Táo) và đưa cá chép đi thả sông, hồ, giếng nước tùy địa bàn mình sinh sống với quan niệm ông Táo cưỡi cá chép về trời.

Có mặt tại chợ Nghèn, huyện Can Lộc, lúc 7 giờ sáng ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, chúng tôi nhận thấy, tuy thời tiết lạnh buốt nhưng người dân vẫn đổ về chợ rất đông để sắm lễ vật cúng bái. Các mặt hàng như hàng mã, thực phẩm tươi, hoa quả… đặc biệt là cá chép vàng sống được bày bán tấp nập, người mua lễ đông, với mong muốn chuẩn bị lễ bái thật tươm tất, trọn vẹn. Chị Trần Thị Hương, người mua lễ quả tại chợ Nghèn chia sẻ: “Dù trời lạnh nhưng tôi phải ra chợ từ sớm để chọn được cá chép vàng sống to, mua được thực phẩm và lễ quả tươi về soạn lễ cúng để ông Táo kịp về trời. Năm nào cũng như năm nào, gia đình tôi đều chuẩn bị lễ thật trọn vẹn để tỏ lòng thành kính với đấng bề trên”.

Cửa hàng vàng mã luôn tấp nập khách mua hàng. Ảnh: Trần Mơ

Mặc dù lượng khách hàng giảm hơn so với những năm trước do tình hình kinh tế khó khăn, nhưng người đi chợ mua lễ vật vẫn rất đông, giá cả của các mặt hàng không tăng so với những ngày bình thường. Tại quầy hàng mã, giá mỗi bộ đồ Táo Quân chỉ giao động từ 10.000 đến 20.000 đồng/bộ (tùy vào bộ 3 ông hoặc 1 ông), cá chép vàng từ 25.000 đến 40.000 đồng/3 con (tùy vào con to hoặc nhỏ), những mặt hàng lễ khác cũng không tăng giá so với ngày thường.

BàMai, người bán hàng mã ở chợ Nghèn, Can Lộc cho biết: “Lượng khách mua hàng nămnay ít hơn so với năm ngoái, nhưng nhìn chung vẫn rất đông. Đồ cúng Ông Táocũng rất đa dạng nhưng giá bán thì giữ nguyên chứ không tăng vì mình bán hàngmã chủ yếu là giữ cái tâm chứ không chú ý quá nhiều đến lợi nhuận”.

Hoa quả là lễ vật được đông đảo người dân chọn để bày biện trên mâm cỗ cúng Táo Quân của gia đình mình. Ảnh: Trần Mơ

Táo Quân, còn gọi là Táo Công, theo truyền thuyết, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Vì Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người Việt thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.


 Trần Mơ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm