Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sở GTVT đối thoại với doanh nghiệp vận tải vì điều chuyển bến xe

Thứ năm, 16/03/2017 - 10:52

(Thanh tra) - Gần 100 doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải (KDVT) ô tô khách đã có buổi đối thoại với Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội trong ngày 15/3.

Bến xe khách Mỹ Đình - nơi nhiều nhà xe bị điều chuyển sang Bến xe Nước Ngầm. Ảnh: T.A

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Công ty Vận tải Long Thu thẳng thắn: Chúng tôi KDVT khách bằng ô tô chạy tuyến Thái Bình - Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) từ năm 2004 với 15 nốt xe. Từ khi bị điều chuyển từ Bến xe Mỹ Đình sang Bến xe Nước Ngầm 3 tháng nay, việc KDVT khách của công ty sụt giảm nghiêm trọng. Nếu như trước kia ở Bến xe Mỹ Đình gần như lúc nào cũng kín chỗ các xe thì nay tại Bến xe Nước Ngầm cao nhất chỉ được 4 - 5 người trên các loại xe từ 35 chỗ trở lên. Tình trạng ế ẩm khiến DN chúng tôi bỏ 8 nốt xe, chỉ còn 7 nốt hoạt động. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài mà Sở GTVT Hà Nội không có phương án điều chỉnh, thay đổi thì DN chúng tôi chỉ còn cách nộp đơn xin phá sản.

Cùng chung quan điểm, một DN KDVT chạy Thanh Hóa - Hà Nội nêu rõ, việc bị điều chuyển từ Bến xe Mỹ Đình về Nước Ngầm khiến lượng khách giảm “thê thảm” chỉ đủ trả tiền xăng dầu, tiền qua trạm thu phí chứ chưa đủ trả tiền công lái xe, phụ xe, nói gì đến có lãi.

Các ý kiến của DN KDVT đều có chung nhận định, việc điều chuyển tuyến xe khách của các tỉnh từ Bến xe Mỹ Đình về Bến xe Nước Ngầm là một quyết định vội vã, chưa được nghiên cứu, tính toán kĩ và thiếu tính khoa học. Điều này đã tác động nhiều đến kinh tế - xã hội. Ảnh hưởng đầu tiên là DN, sau đó là hành khách.

Đại diện một DN KDVT đến từ Thanh Hóa phản ánh tình hình kinh doanh với lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội. Ảnh: T.A

Theo thực tế ghi nhận thì hiện nay hạ tầng của Bến xe Nước Ngầm chưa đủ quy mô, diện tích và các hạ tầng liên quan để đáp ứng việc hoạt động của hàng loạt tuyến xe khách chạy tuyến các tỉnh về Hà Nội được chuyển từ bến Mỹ Đình sang bến Nước Ngầm. 

Việc đánh giá các tuyến xe khách bị điều chuyển để giảm tải, giải quyết tình trạng ùn tắc là chưa được đánh giá khách quan, chính xác. Bởi trên thực tế, khi điều chuyển về Bến xe Nước Ngầm, khách được trả xuống bến sau đó lên các tuyến xe buýt di chuyển từ bến này về Bến xe Mỹ Đình cũng buộc phải di chuyển lên phương tiện xe buýt chạy ở đường Vành đai 3 chứ không giảm được phương tiện. Trong khi đó, hành khách phải bỏ thêm thời gian, chi phí để đi xe buýt theo chặng này. Như vậy, phát sinh thêm chi phí.

Việc dồn các phương tiện từ Mỹ Đình về Nước Ngầm cũng làm gia tăng phương tiện lên khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội, vốn đã quá đông đúc bởi Bến xe Giáp Bát cùng trục đường Giải Phóng chỉ cách đó khoảng 2km... 

Một bất cập và nghịch lý nữa phát sinh là sau khi điều chuyển, “nạn” xe dù lại hoành hành, “đón” lượng khách không nhỏ. Các DN cho rằng đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng các xe khách bị điều chuyển về Nước Ngầm ế khách.

Đề xuất giải quyết những bất cập mà các DN KDVT hiện đang gặp phải, có hai luồng ý kiến. Một là, DN xin được chuyển trở lại Bến xe Mỹ Đình để hoạt động qua một thời gian nhất định ở Bến xe Nước Ngầm để cơ quan quản lý Nhà nước sắp xếp lại tại Bến xe Mỹ Đình đi kèm với đó là việc điều chỉnh lại luồng tuyến hợp lý để tránh nguy cơ ùn tắc tại đường Vành đai 3. Hai là, sẽ nâng cấp, mở rộng Bến xe Nước Ngầm đảm bảo đủ điều kiện, hạ tầng, kết nối giao thông tốt và khắc phục điều kiện mật độ phương tiện cao ở cửa ngõ phía Nam của TP.

Ghi nhận những luồng ý kiến cũng như những ý kiến phản ánh thẳng thắn của DN KDVT tại cuộc đối thoại, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội sẽ báo cáo lên UBND TP có kiến chỉ đạo, triển khai các giải pháp trong thời gian tới.

Hy vọng, với sự tham mưu giải pháp trong thời gian tới từ Sở GTVT, TP Hà Nội sớm ổn định được tình hình hoạt động tại các Bến xe Mỹ Đình và Nước Ngầm vốn rất “nóng” sau nhiều cuộc đối thoại vừa qua. Qua đó, vừa giúp giải quyết tình trạng ùn tắc, vừa đảm bảo nhu cầu đi lại hợp lý của người dân mà vẫn duy trì hoạt động kinh doanh của DN.

Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm