Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 25/10/2019 - 09:40
(Thanh tra)- Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo lấy ý kiến đánh giá kết quả thực hiện “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 và xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040” khu vực phía Bắc, diễn ra chiều ngày 24/10, tại Hà Nội, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức.
Toàn cảnh hội thảo: Ảnh: PV
Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cho biết, sau 10 năm triển khai thực hiện chiến lược cho thấy phần lớn các nội dung định hướng phát triển và mục tiêu chính của chiến lược đã đạt yêu cầu đề ra, góp phần duy trì vị thế của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và hướng ra xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2008 - 2018, sản lượng thịt các loại tăng trên 1,5 lần (từ 3,6 triệu tấn lên 5,4 triệu tấn), trứng tăng 2,3 lần (từ gần 5,0 tỷ quả lên 11,6 tỷ quả), sữa tươi tăng 3,6 lần (từ 262,2 nghìn tấn lên 936,7 nghìn tấn), thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng gần 2,4 lần (từ 8,5 triệu tấn lên 20,2 triệu tấn).
Riêng năm 2018, sản lượng thịt các loại trên 5,3 triệu tấn (trong đó thịt lợn đạt trên 3,8 triệu tấn, thịt gia cầm 1,2 triệu tấn) tương đương 220.000 - 230.000 tỷ đồng, riêng giá trị ngành hàng thịt lợn đã ngang bằng với ngành lúa gạo; trên 11,5 tỷ quả trứng (tương đương khoảng 23.000 tỷ đồng) và trên 960.000 tấn sữa tươi nguyên liệu (tương đương với trên 12.000 tỷ đồng); doanh số ngành thức ăn công nghiệp hằng năm đạt gần 20 triệu tấn (tương đương với trên 200.000 tỷ đồng)…
Chăn nuôi Việt Nam thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn và chuyển dịch nhanh theo hướng trang trại, công nghiệp chiếm trên 45% về quy mô và trên 60% về sản lượng. Đã hình thành nhiều ngành công nghiệp nền tảng cho phát triển chăn nuôi thời gian qua và những năm tiếp sau, trong đó công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sữa đứng đầu trong các nước Asean.
Có thể nói trong nông nghiệp hiện nay, chăn nuôi là lĩnh vực thu hút đầu tư xã hội lớn nhất mà phần lớn đều do tư nhân đầu tư, nhất là lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi với trên 99% vốn đầu tư là của tư nhân.
Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi luôn giữ mức cao trong nhiều năm qua, trung bình 5 – 6%/năm, góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước thay thế nhập khẩu và bước đầu cho xuất khẩu.
Hình thành nhiều chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi, dưới các hình thức chăn nuôi gia công, hợp tác xã chăn nuôi, doanh nghiệp và nông dân cùng làm… Kiểm soát các loại dịch bệnh đã có những tiến bộ đáng kể, nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã được khống chế trong phạm vi vùng hẹp, bảo đảm sản xuất chăn nuôi và lưu thông thực phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít tồn tại, hạn chế như mục tiêu và định hướng phát triển chăn nuôi trong Chiến lược chưa đánh giá hết được vai trò quan trọng của yếu tố thị trường đối với sự phát triển của ngành hàng thịt lợn và yếu tố đất đai dành cho không gian chăn thả với chăn nuôi trâu, bò thịt...
Trong giai đoạn 2020 - 2030, ông Dương cho biết sẽ phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, công nghiệp hóa chăn nuôi trang trại và chuyên nghiệp hóa chăn nuôi nông hộ.
Song song với phương thức chăn nuôi công nghiệp, phát triển phương thức chăn nuôi hữu cơ gắn với chăn nuôi truyền thống. Ngành sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hoá, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ với môi trường.
Dự thảo Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040 đặt ra mục tiêu mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 trung bình 4-5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trung bình 3- 4%/năm.
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng thảo luận, góp ý về định hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020- 2030, tầm nhìn 2040. Theo đó, định hướng đến năm 2030 phần lớn các sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được sản xuất theo mô hình trang trại và mô hình chăn nuôi chuyên nghiệp.
Ông Trần Xuân Đông, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh cho biết, chăn nuôi ở Quảng Ninh chưa khai thác hết thế mạnh, tiềm năng. Hàng năm, Quảng Ninh mới chỉ đáp ứng 60-65% nhu cầu lượng thực phẩm, còn lại phải nhập từ các tỉnh Thái Bình, Hải Dương…
Hiện, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mới có trên 200 doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi (chiếm hơn 16% số lượng vật nuôi của tỉnh). “Cần sớm ban hành quy định về diện tích chăn nuôi chiếm bao nhiêu phần trăm trong phát triển nông nghiệp. Nếu vẫn tận dụng chăn nuôi trong làng, xã thì sẽ không thể công nghiệp, hiện đại, đảm bảo an toàn dịch bệnh”, ông Đông nhấn mạnh.
Còn Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn lại cho rằng, cần đánh giá cao vai trò các doanh nghiệp trong việc phát triển ngành chăn nuôi. Bởi kết quả thành công có vai trò quan trọng của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, cần đầu tư phát triển giống, bởi con giống mới quyết định đến năng suất chăn nuôi...
Lê Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?
Hoàng Nam
09:11 13/12/2024(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh