Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quảng Ngãi tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc

Thứ ba, 08/08/2017 - 10:26

(Thanh tra)- Tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc và miền núi theo hướng lồng ghép với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; nhất là các chính sách về đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo cơ hội tốt để đồng bào tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ dịch vụ, phúc lợi xã hội;...

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Thông báo nêu rõ, để đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, cùng với việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ Tỉnh, tỉnh Quảng Ngãi cần chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2017 đã đề ra. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân đối với các dự án đầu tư; đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng tăng cường liên kết hợp tác, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, mùa vụ phù hợp; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục rà soát, có cơ chế chính sách khuyến khích hơn nữa trong thu hút đầu tư, nhất là các dự án FDI chất lượng cao, công nghệ cao vào các khu công nghiệp của Tỉnh. Phát huy tối đa lợi thế của địa phương, nhất là từ các khu công nghiệp, sân bay, cảng biển, đường cao tốc, du lịch rừng, biển, đảo..., đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; đầu tư phát triển phải chú trọng đến bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Chiến lược công tác dân tộc; Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tăng cường phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Tỉnh cũng thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ, tạo đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và chính sách đãi ngộ cán bộ người dân tộc thiểu số; thực hiện tốt Quyết định số 402/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới; nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo ở các cấp học, nhất là trong các trường phổ thông dân tộc nội trú; thực hiện tốt chính sách cử tuyển vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và tuyên dương, khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến các học sinh học giỏi là con em các dân tộc thiểu số...

Đa dạng hóa, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục nghề nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số; ưu tiên đào tạo vừa học vừa làm; đưa chương trình giáo dục nghề nghiệp vào các trường dân tộc nội trú. Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015.

Chấm dứt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Tỉnh cần nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ y tế của trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh, phát triển mạnh y tế dự phòng. Thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh; chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới; chăm sóc và bảo vệ trẻ em theo chiến lược về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con em các dân tộc thiểu số; hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Chú trọng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật; tăng cường quản lý, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực văn hóa, thông tin; nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động chống các biểu hiện mê tín, dị đoan, suy thoái đạo đức, lối sống trong cộng đồng dân cư.

Xây dựng và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội đến từng thôn bản; tăng cường lực lượng cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt về công tác ở địa bàn dân tộc thiểu số, nhất là những nơi xung yếu về quốc phòng, an ninh; động viên, khuyến khích người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án vùng dân tộc thiểu số theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; đồng thời, vận động quần chúng nhân dân tự giác chấp hành tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thế trận quốc phòng toàn dân. Chủ động ngăn chặn từ xa các hoạt động chống phá khối đại đoàn kết dân tộc thông qua “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để lừa gạt, lôi kéo, kích động đồng bào các dân tộc thiểu số.

Ngọc Hoàng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm