Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 13/10/2013 - 21:56
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp có một người mẹ tuyệt vời, tên bà là Nguyễn Thị Kiên, sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm.
Bà Nguyễn Thị Kiên, mẹ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ảnh tư liệu
Hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, cha bà theo Văn thân chống Pháp, làm đến chức Đề đốc trấn giữ đại đồng tiền vệ. Ông bị giặc Pháp bắt, chúng tra tấn, đánh đập dã man, nhưng người sĩ phu yêu nước một mực không khai nửa lời. Cuối cùng chúng phải thả. Ông là một người cương nghị, phương phi, quắc thước. Ngày về già, râu tóc bạc phơ như một vị tiên ông. Có lần bà dẫn cậu Giáp về thăm quê ngoại vùng sơn cước Mỹ Đức (nay thuộc xã Sơn Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình). Ông ngoại rất mến Giáp, ôm cậu vào lòng.
Là một phụ nữ đảm đang, được sự giáo dục của gia đình nề nếp, từ ngày về làm dâu gia đình cụ Võ Quang Nguyên và bà Bùi Thị Gái (ông bà nội của Đại tướng), thời gian đầu, bà Kiên ngoài việc chăm sóc con cái, vừa chạy chợ, vừa làm việc đồng áng, vất vả quanh năm nuôi con ăn học. Về sau hai chị gái (chị Điểm và Liên) lớn lên thay mẹ chèo đò đi buôn vặt. Khi hai chị lập gia đình, Võ Nguyên Giáp và em Võ Thuần Nho đi học xa, bà sống với người con út Võ Thị Lài, mọi công việc trong gia đình một mình bà xoay xở.
Gia đình ông bà Nghiêm thuộc loại nghèo. Ngày ba tháng tám phải đi vay nợ lãi ông Khóa Uy (một Hoa kiều giàu có ở chợ Hôm, làng Tuy Lộc). Vay bằng tiền, nhưng khi trả bằng thóc cả vốn lẫn lãi đúng vào vụ gặt, lúa rớt giá. Cậu Giáp nhiều lần theo mẹ chèo thuyền, chở thóc đi trả nợ. Cậu nhớ nhất, dưới trời nắng chang chang, mẹ đội thóc chạy lên chạy xuống, còn cậu bụng đói meo phải ngồi dưới thuyền từ sáng đến trưa để giữ thóc.
Một ấn tượng không bao giờ phai mờ trong ký ức của cậu, khi nghe mẹ kể chạy giặc Tây. Lúc bà còn nhỏ, mỗi lần lũ Tây về làng càn quét, bà và người dì phải ngồi hai đầu quang thúng để người lớn quẩy đi tránh giặc. Tây đi lại về. Bà nói thằng Tây ác lắm.
Đêm đêm, ông còn được bà kể cho nghe bài vè “Thất thủ Kinh đô”, rất phổ biến trong dân gian thời bấy giờ. Chuyện kể rằng khi Kinh đô Huế thất thủ, tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra Quảng Bình, ngự trên thượng đạo, hạ chiếu Cần vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống giặc Pháp, trong đó có ông ngoại của Võ Nguyên Giáp. Cả nhà rất khâm phục tấm gương trung quân, ái quốc của Tôn Thất Thuyết và ghét cay ghét đắng tên gian thần bán nước Nguyễn Văn Tường. Bài vè đã gieo vào lòng cậu Giáp từ thuở ấu thơ và theo cậu đi suốt cuộc đời.
Sau ngày đất nước được độc lập, bận trăm công nghìn việc, Võ Nguyên Giáp chưa có dịp về thăm cha mẹ, làng xóm quê hương, thì giặc Pháp gây hấn. Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu.
Sau ngày đất nước thống nhất, con cháu đi tìm mộ ông. Năm 1979, gia đình đưa hài cốt ông về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy.
Trong khi cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn ác liệt, từ chiến khu Lệ Thủy, bà gửi một lá thư (bà đọc cho con gái Đại tướng là Võ Hồng Anh viết) cho Đại tướng và phu nhân. Bức thư có đoạn: "Mẹ mong con được mạnh khỏe luôn luôn thì mẹ mừng lắm. Còn mẹ và Anh cũng thường, nhưng mà thua lúc ở nhà nhiều lắm, nhưng chuyện nhà nhiều chuyện đắng cay, của tiền không kể, nhưng nhứt là không biết Thầy có còn hay không thì mẹ buồn lắm. Mẹ mong sao cho gặp được hai con cho đỡ buồn…”.
Bà là một bà mẹ Việt Nam suốt đời chịu thương chịu khó, hi sinh cho sự nghiệp chồng con. Theo nguyện vọng của Đại tướng và phu nhân Đặng Bích Hà, năm 1952, bà ra Việt Bắc. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, bà cùng gia đình về Hà Nội sống với con cháu cho đến khi qua đời năm 1961.
Theo Mạnh Thường/Tuổi Trẻ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, đã diễn ra họp báo về Lễ trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia, một sự kiện có ý nghĩa nhằm tôn vinh những doanh nghiệp tiêu biểu, xuất sắc trong việc nâng cao năng suất – chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
T.Thanh
18:48 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, UBND quận Kiến An (Hải Phòng), tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2024; phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Kim Thành
18:39 12/12/2024Nam Dũng
17:59 12/12/2024T.Thanh
13:44 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý